Ảnh minh họa. |
Theo Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD, một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi sống ở chung cư là chăn, thả, nuôi gia súc, gia cầm trong nhà chung cư.
Trong khi đó, Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa gia súc là loại động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi; Gia cầm là các loài động vật có 02 chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người thuần hóa và chăn nuôi.
Theo định nghĩa nêu trên, chó, mèo cũng được coi là những loài gia súc, thay vì chỉ gồm những vật nuôi để lấy sức kéo, lấy thịt… theo quan điểm truyền thống như: trâu, bò, dê, cừu…
Do đó, việc cấm nuôi chó, mèo trong chung cư được cho là có cơ sở.
Thực tế cho thấy, Mẫu nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng chỉ được coi là một mẫu văn bản để Ban quản lý các chung cư tham khảo và xây dựng nội quy riêng cho nhà chung cư của mình.
Do đó, khó có thể coi nội dung trong Mẫu nội quy nêu trên là một quy định của pháp luật. Việc cấm nuôi chó, mèo ở chung cư hay không phụ thuộc vào nội quy riêng của từng chung cư, được xây dựng dựa trên sự thống nhất với các cư dân chung cư đó.
Có những chung cư nghiêm ngặt việc nuôi chó, mèo, do lo ngại mất vệ sinh chung hoặc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới an toàn của những người sống tại chung cư nhưng cũng có chung cư có quy định “cởi mở” hơn, tạo điều kiện cho những người yêu thích chó, mèo sống cùng thú cưng của mình.
Luật Chăn nuôi 2018, người nuôi chó, mèo cần lưu ý những thông tin quan trọng như sau:
Đây là quy định không mới, nhưng là quy định lần đầu tiên được đưa vào trong luật. Theo đó, Điều 66 của Luật Chăn nuôi 2018 yêu cầu chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật thú y. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại thì phải báo ngay cho UBND cấp xã hoặc cán bộ thú y ở cơ sở.
Trước đây, tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu chủ nuôi bắt buộc phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó, mèo.
Nếu không thực hiện quy định này, chủ nuôi có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000 đồng – 800.000 đồng (theo điểm a, khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP).
Nội dung này nằm trong quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi được quy định tại Mục 2 Chương V của Luật Chăn nuôi 2018.
Cụ thể, người nuôi chó, mèo cũng như bất cứ vật nuôi nào khác đều phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh với vật nuôi; không được bỏ đói vật nuôi. Ngoài ra, chủ nuôi cũng phải có không gian nuôi chó, mèo phù hợp; có biện pháp phòng bệnh và trị bệnh cho chó, mèo.
Luật Chăn nuôi 2018 quy định chủ nuôi chó, mèo phải tiêm phòng bệnh dại cho con vật theo quy định của pháp luật về thú y; có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường. Trường hợp, chó, mèo tấn công, gây thiệt hại, chủ vật nuôi phải bồi thường thiệt hại.
Theo luật, người chăn nuôi phải thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi; xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Tai nạn thương tâm từ lan can chung cư, đâu là giải pháp?
Những năm gần đây, chung cư cao tầng “mọc" lên rất nhiều, góp phần làm thay đổi diện mạo phố phường và giải quyết nhu ... |
Bé trai 4 tuổi thiệt mạng sau khi rơi từ tầng cao chung cư River Gate
Một bé trai 4 tuổi người nước ngoài, rơi từ tầng cao xuống ban công lầu 8 chung cư River Gate (quận 4, TP HCM) ... |
Nỗi lo gạch, dao rơi xuống khi sống ở chung cư
Không chỉ túi rác, bịch bỉm bị vứt xuống sân chung cư Hà Nội, TPHCM..., mà cả những thanh sắt, dao, thớt đã rơi xuống. |