Trong phiên tòa sáng nay 28/5 (ngày thứ 10 xét xử vụ án chạy thận làm chết 9 người ở BV Đa khoa Hòa Bình), trong phiên bào chữa của mình, luật sư Trần Hồng Phúc đã chỉ ra lỗi nghiêm trọng của Bộ Y tế trong công văn trả lời Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Luật sư Phúc cũng đề nghị HĐXX xem xét đến những tiêu chuẩn trong quy định về các tiêu chuẩn, chuẩn mực về xét nghiệm AMMI. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến vụ án này.
Ngay Bộ Y tế trước đó có trả lời nhầm lẫn, ở đây AAMI là bộ tiêu chuẩn, gồm khoảng hơn 60 trang bằng tiếng anh. Khi sử dụng chúng tôi phải dịch nghĩa chính xác nhất.
Để đạt chuẩn AAMI thì hệ thống cũng phải đạt chuẩn, từ than hoạt tính, đến các loại khác, chứ không phải chỉ nguyên nước… Do vậy chúng ta phải nhìn rõ.
Chúng ta cũng cần nhìn nhận lại lỗi đánh máy, cáo trạng số 05, VKS trích nguyên văn bản của Bộ Y tế là cực kì nguy hiểm. Ở đây Bộ Y tế đã sai chính tả, nhầm có thể do lỗi đánh máy, chứ cơ quan điều tra họ không sai.
Luật sư Trần Hồng Phúc |
Trong đó, câu hỏi của CQĐT gửi đến Bộ Y tế gồm 6 câu, câu hỏi thứ 4 nội dung là: "Sau khi sửa chữa hệ thống nước RO2, có cần thiết phải xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn nước trước khi đưa hệ thống lọc nước vào sử dụng hay không, căn cứ vào văn bản nào và hướng dẫn cụ thể nào?"
Nhưng ở phần trả lời, Bộ Y tế đã tự ý sửa chữa, tự ý biên tập lại phần câu hỏi, cụ thể đó là CQĐT chỉ hỏi là "có cần thiết phải xét nghiệm kiểm tra sinh hóa tiêu chuẩn nước trước khi đưa hệ thống lọc nước vào sử dụng hay không", nhưng họ không hỏi là "có nhất thiết phải xét nghiệm, kiểm tra chất lượng nước phù hợp với tiêu chuẩn AMMI hay không?".
Luật sư Phúc cho rằng, đây là một nhầm lẫn tai hại, rất nguy hiểm. "Chúng tôi nghĩ rằng, không phải VKS mà chính Bộ Y tế mới là cơ quan buộc tội các bị cáo ngồi đây ngày hôm nay, bởi vì Bộ Y tế đã tự biên tập lại câu hỏi không nằm trong danh sách câu hỏi của CQĐT.
Về vấn đề này, LS đề nghị đại diện VKS đánh giá ở bút lục 1487 và bút lục 1485 là công văn của CQĐT, công an tỉnh Hòa Bình gửi cho Bộ Y tế", luật sư Phúc nhận định.
Nếu như công văn của Bộ Y tế tự ý đưa chi tiết tiêu chuẩn AMMI nhưng không dẫn lại mệnh đề câu hỏi mà lại để vào câu hỏi số 5, phần trả lời này rất dễ gây hiểu nhầm là xét nghiệm AMMI có cần không, bản thân Bộ Y tế cũng không xác định là có cần hay không. Lẽ ra Bộ y tế phải xác định đó là dấu chấm hỏi, thì Bộ Y tế lại khẳng định bằng dấu chấm. Điều này rất dễ gây ra hiểu lầm.
Thứ nữa, luật sư trình bày, ở câu hỏi thứ 5 của CQĐT, trả lời câu hỏi: việc sửa chữa, bảo dưỡng đối với hệ thống lọc nước RO có quy định cụ thể và quy trình không và quy định bằng văn bàn nào? Ở đây, Bộ Y tế đã trả lời nội dung hoàn toàn khác so với nội dung câu số 4.
Từ 2 nội dung trả lời 2 câu hỏi của BYT ở bút lục số 1487 và 1485 cho thấy rằng, Bộ Y tế đã nhầm lẫn trong việc trả lời câu hỏi của CQĐT cũng như tự ý biên tập lại câu hỏi của CQĐT đưa vào trả lời thành mệnh đề phát sinh thêm yếu tố AMMI có cần hay không.
"Sau khi nhận thấy sai sót của Bộ Y tế, chúng tôi đã gửi công văn xác minh đến Bộ, trong công văn phúc đáp của Bộ Y tế ngày 27/4/2018, chúng tôi cho rằng Bộ Y tế vẫn cố ý để buộc tội các bị cáo.
Bộ Y tế nói rằng, đây là 2 câu hỏi có nội dung khác nhau nên BYT đã trả lời riêng rẽ từng câu hỏi, bởi trong công văn trả lời của BYT đây là 2 câu hỏi hoàn toàn giống hệt nhau, gồm 34 chữ không khác nhau một dấu chấm, dấu phẩy", luật sư Phúc nhấn mạnh.
Theo luật sư Phú, nghiên cứu bộ AAMI của Mỹ thì thấy rằng Bộ Y tế cũng chưa sâu sắc. Để đưa vào xét nghiệm AAMI việc đưa vào xét nghiệm, chứ không nói là xét nghiệm cái gì bởi có tới 25 chỉ số cần phải xét nghiệm.
Nếu xét nghiệm 2 chỉ số vi sinh cuối cùng thì còn lại có 23 chỉ số khác. 2/25 chỉ số cần xét nghiệm, Bộ Y tế cũng chỉ nói là khuyến cáo. Bởi vậy khi xét nghiệm là bắt buộc phải xét nghiệm 25 chỉ số.
Các bên giao kết hợp đồng tôi cho rằng các bên còn non yếu, họ chưa phân biệt được cái gì là bắt buộc, cái gì là khuyến cáo. Cần đưa cái gì là bắt buộc. Chưa có một kiến thức chuẩn thì rất khó có thể đáp ứng được cộng đồng.
Một số người cho rằng không cần xét nghiệm AAMI, bởi liên quan đến thời gian hoạt động, thời gian chờ có thể vi khuẩn phát sinh trong các màng bám, như vậy lại cần phải xử lý. Người bệnh lại vất vả đi nơi khác.
Ông Vận trong lời trả lời tại phiên tòa rằng: Qua hàng chục lần sửa chữa, chưa có một lần nào phải dừng chạy thận cho bệnh nhân.
Việc xét nghiệm AAMI đã phải xét nghiệm ngay từ khi lắp động hệ thông RO số 2, đây là lỗi của bệnh viện.
Khi xảy ra sự việc, lúc đó các bên mới đi tìm tiêu chuẩn, khi đó chúng ta mới đưa ra xét nghiệm AAMI.
Đánh giá hậu quả thì phải dựa vào nguyên nhân, cơ quan điều tra cũng thu thập đủ kết luận của các hội đồng chuyên môn.
Chúng tôi cho rằng, sự việc không có lỗi của bác sĩ về mặt chuyên môn.
Vụ án có nhiều thiếu sót, hiện trường bị thay đổi. Một nhóm người sau khi xảy ra sự cố, có ý định tiệt trùng ở đường ống có mục đích gì? Tại sao khi đó không tập trung cứu người, có phải chăng là che giấu vết. Chúng tôi đề nghị xem xét. Trên Sơn và Quốc có người chỉ đạo.
Nếu ngay khi bệnh nhân có biểu hiện ngứa, thì đã có bệnh viện tuyến trên chỉ đạo, việc vệ sinh đường ống có phải là để chạy thận lại cho các bệnh nhân không? Hay là mục địch rửa đường ống nước có mục đích gì, cũng cần xem xét.
Các lời khai có sự mâu thuẫn khi rửa hệ thống, việc xóa dấu hết hiện trường, nhằm đổ lỗi cho bác sĩ thì phải xem xét kỹ.
Sau khi xảy ra sự cố, bệnh viện rất lâu mới báo cáo với cơ quan công an, cần xác định nguyên nhân tại sao báo cáo muộn. Có hay không có việc hợp thức hồ sơ vụ án, thanh lý hợp đồng….
Khi cơ quan công an vào cuộc thì hiện trường không còn nguyên.
[Live] Xét xử BS Hoàng Công Lương sáng 28/5: 'Bộ Y tế đã sai chính tả, nhầm có thể do lỗi đánh máy'
Ngày 28/5, TAND TP Hoà Bình tiếp tục xét xử vụ án BS Hoàng Công Lương và 2 bị cáo khác. 9 ngày làm việc ... |
Những phát ngôn ấn tượng của ĐBQH xung quanh vụ án tai biến chạy thận ở Hòa BÌnh
Sáng 26/5, tại phiên thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội, một số ĐBQH đã đặc biệt quan tâm ... |