Lượng virus SARV-CoV-2 của phi công người Anh giảm nhưng bệnh vẫn rất nặng

Sau 3 ngày can thiệp ECMO, tải lượng virus SASR-CoV-2 của nam phi công người Anh (bệnh nhân Covid-19 số 91) đã giảm. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn trong tình trạng rất nặng, tổn thương đa tạng, suy tim phải.

Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 cho biết đến sáng 11/4 cả nước hiện có 4 bệnh nhân Covid-19 đang diễn biến rất nặng, trong đó có 1 bệnh nhân nguy kịch, phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Đó là bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh, hãng hàng không Vietnam Airlines) đang điều trị ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

Lượng virus SARV-CoV-2 của phi công người Anh giảm nhưng bệnh vẫn rất nặng - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Tại buổi hội chẩn trực tuyến vào ngày 10/4, các chuyên gia nhận định sức khỏe bệnh nhân 91 này vẫn rất nặng, tổn thương đa tạng, nhiễm trùng, xuất hiện suy tim phải. Bệnh nhân bị viêm phổi nặng, lọc máu ngày thứ 4, do hiện tượng tăng đông diễn ra nặng nên phải thay 4 lần quả lọc máu và đã can thiệp ECMO được 3 ngày.

Sự chuyển biến nhất của ca bệnh này là tải lượng virus SASR-CoV-2 gây bệnh Covid-19 của bệnh nhân giảm. Hiện Hội đồng chuyên môn và các bác sĩ đang nỗ lực cứu chữa cho bệnh nhân.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân này 43 tuổi, nặng 100 kg, cao 1,83 m, có yếu tố béo phì và được đánh giá là nhóm có nguy cơ cao khi mắc Covid-19.

Về trường hợp bệnh nhân 19 (bác gái của bệnh nhân 17) sau khi dừng ECMO vào ngày 4/4, bệnh nhân vẫn phải thở máy. Bệnh nhân có sẵn bệnh rối loạn tiền đình. Ngày 8/4 vừa qua, bệnh nhân có 3 lần xuất hiện cơn ngừng tuần hoàn và được hội đồng chuyên môn hội chẩn khẩn ngay trong đêm, nhờ đó tình trạng đã được cải thiện hơn. Đến thời điểm này, sức khỏe bệnh nhân tiến triển hơn, không tổn thương não sau ngừng tim, nghe, đáp ứng các yêu cầu các bác sĩ.

Lượng virus SARV-CoV-2 của phi công người Anh giảm nhưng bệnh vẫn rất nặng - Ảnh 2.

Hội đồng chuyên môn hội chẩn bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các bệnh viện. (Ảnh: Lê Hảo)

Bệnh nhân thứ 3 có diễn biến nặng là ca bệnh 251 (64 tuổi, vừa được chuyển lên từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam). Người đàn ông này có tiền sử gout nặng, uống rượu, xơ gan. Ca bệnh này đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và hội đồng chuyên môn hội chẩn lên phương án điều trị.

Bệnh nhân thứ 4 có diễn biến rất nặng khác là ca bệnh 161 (ở Hưng Yên). Cụ bà 88 tuổi này có tiền sử bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái. Hiện các bác sĩ đang cân nhắc việc mở nội khí quản cho người bệnh.

Theo PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng tiểu ban Điều trị, hầu hết các bệnh nhân nặng là các bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý nền hoặc có yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của virus (như béo phì).

Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh Covid-19, trên thế giới cũng chưa có phác đồ điều trị chuẩn. Các nước trên thế giới đang áp dụng nhiều phác đồ khác nhau nhưng tỉ lệ tử vong của các nước chưa có chiều hướng giảm xuống, bệnh nhân nặng vẫn còn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.