Lượng du khách quốc tế đến Nhật ngày càng tăng lên, đặc biệt là từ Trung Quốc. Điều này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp bán lẻ tại đất nước mặt trời mọc, theo thống kê của nhà chức trách địa phương.
Để phục vụ tốt hơn nhóm khách hàng tiềm năng đến từ Trung Quốc, nhiều cửa hàng và trung tâm thương mại ở Nhật, đặc biệt là tại thủ đô Tokyo, đã bắt đầu thuê nhân viên nói thành thạo tiếng Anh và tiếng Trung.
Du khách Trung Quốc tranh thủ mua sắm khi đến Nhật. (Ảnh: WSJ) |
Báo South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia bán lẻ nhận định, mặc dù trước kia các du khách Trung Quốc đến Nhật dường như mua ngẫu nhiên các mặt hàng, nhưng ngày nay, họ có vẻ cẩn thận hơn và đều cân nhắc trước danh mục cần mua sắm.
Suốt 12 năm qua, Shiei Kimura, người gốc Hong Kong nhưng đã sống ở Nhật tới 28 năm, làm việc cho một cửa hàng cao cấp của Isetan tại Shinjuku, Tokyo.
Cô từng làm ở bộ phận phục vụ các khách hàng quốc tế ở quầy miễn thuế của cửa hàng, nhưng hiện cô được điều động sang bộ phận chăm sóc khách hàng VIP, chuyên hỗ trợ các vị khách ngoại rủng rỉnh tiền bạc.
Nhiệm vụ mỗi ngày của Kimura là lượn khắp cửa hàng để phiên dịch bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung, cũng như giúp giải quyết các yêu cầu khác của những vị khách này.
"Cách đây một thời gian, ở Tokyo có nhiều khách hàng nói tiếng Anh hơn khách nói tiếng Trung. Một số đến từ châu Âu, Mỹ và Đông Nam Á như Singapore hay Malaysia.
Khi đến, họ luôn tìm kiếm các đồ lưu niệm để mang về đất nước của mình. Song, hiện tại, chúng tôi đang đón hàng ngàn khách hàng Trung Quốc.
Họ đang đến theo nhóm với số lượng đông đảo. Họ sục sạo mọi nơi. Chúng ta có thể nhìn thấy họ ở mọi tầng của cửa hàng", cô Kimura nói.
Các cửa hàng miễn thuế ở Tokyo luôn chật kín khách ngoại, đặc biệt là du khách đến từ Trung Quốc. (Ảnh: SCMP) |
Theo nữ nhân viên chăm sóc khách hàng kỳ cựu, các mặt hàng hấp dẫn người Trung Quốc gồm mỹ phẩm, đồ dưỡng da, đồng hồ, các sản phẩm xa xỉ của Nhật hoặc quốc tế.
Điều này phù hợp với dữ liệu doanh số bán ra của các cửa hàng cũng như trung tâm mua sắm khác tại Tokyo trong vài năm trở lại đây.
"Người Trung Quốc hiện thực sự là những khách hàng chi bạo tay. Họ có xu hướng ưa chuộng các thương hiệu quốc tế và yêu thích cả các nhãn hiệu Nhật.
Khách Trung Quốc tới Nhật tìm kiếm cả một số thương hiệu ít nổi tiếng ở nước ngoài. Họ thích thử dùng chúng vì người Trung Quốc và người Nhật có nhiều điểm tương đồng về hình thể, kích cỡ và gu thẩm mỹ.
Khách Trung Quốc cũng luôn tỏ ra ngưỡng mộ quan điểm về cái đẹp của người Nhật - đơn giản nhưng tỉ mỉ từng chi tiết", Kimura cho biết thêm.
Ngoài các thương hiệu đã có tên tuổi của Nhật, khách hàng Trung Quốc đến Nhật cũng không ngại móc hầu bao tậu các mặt hàng đồng hồ và trang sức xa xỉ của các thương hiệu quốc tế lừng danh như Mikimoto, Tasaki, Bulgari, Tiffany, Patek Philippe, Chaumet hay Graff.
Theo các chuyên gia bán lẻ, mặc dù các thương hiệu trên có thể đã xuất hiện tại Trung Quốc, nhưng người dân nước này vẫn thích mua chúng ở Nhật vì nhiều lí do.
Trước hết, họ có thể tiếp cận bộ sưu tập các sản phẩm phong phú hơn. Ngoài ra, khi mua các sản phẩm này tại các cửa hàng miễn thuế hoặc với thẻ giảm giá cho khách VIP tại các trung tâm thương mại, họ có thể phải trả ít tiền hơn so với mua chúng tại Trung Quốc.
Một nhân viên làm việc tại quầy thông tin của Ginza Six, một trung tâm thương mại sang trọng ở Tokyo cho rằng, việc dân Trung Quốc đổ xô tới mua sắm tại Nhật nhiều khả năng cũng vì họ cảm thấy mua hàng ở đây an toàn, đáng tin hơn, với chất lượng cao, luôn được đảm bảo.
VN lên tiếng về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí hạt nhân ra Biển Đông
Ngày 23/8, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng sau khi Philippines bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc điều ... |
Trung Quốc: Bé trai bám dưới gầm xe tải suốt 1.000 km
Một bé trai 9 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc đã chui vào gầm một chiếc xe tải chạy suốt 1.000 km trong 8 giờ ... |
Mỹ chính thức áp thuế lên 16 tỷ USD hàng Trung Quốc
Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục gia tăng hôm nay, khi thuế nhập khẩu của Mỹ ... |