Mách mẹ mẹo hay để trẻ sơ sinh không bị méo đầu

Bẹp đầu hay méo đầu là hiện tượng rất dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh, vậy mẹ phải làm sao khi đầu bé bị méo mó?

Vì sao con bị méo đầu, bẹp đầu?

Hộp sọ của trẻ sơ sinh còn rất mềm, nên việc nằm quá lâu ở một tư thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dạng đầu. Ngoài ra, có thể do đầu của bé bị nghiêng sang một bên trong bụng mẹ hay bé bị chấn thương trước hoặc trong quá trình sinh.

Bé nằm ngửa trong một thời gian dài, trọng lượng của đầu tì lên vùng xương phía sau gây ra bẹp đầu. Bé nằm nghiêng nhiều về một phía cũng làm cho đầu bé bị méo mó.

Do bé hạn chế cử động cổ, còn gọi là chứng vẹo cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc quay đầu. Bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nhận biết bé bị méo đầu?

Với những trẻ bị méo đầu chỉ cần nhìn bên ngoài đã có thể nhận thấy sự biến dạng rõ rệt của vùng đầu. Nếu quan sát, bạn có thể thấy một mặt phẳng phía sau đầu bé được tạo thành và khiến cả tai bé cũng bị đưa về phía trước. Hoặc chỉ một bên đầu phình to ra, bên kia đầu lại dẹp đi. Đây là những biểu hiện rõ ràng nhất để biết một bé có bị móp đầu hay không. Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não nhưng sẽ gây mất thẩm mỹ.

mach me meo hay de tre so sinh khong bi meo dau
Trẻ bị đặt nằm nhiều hoặc nằm nguyên một tư thế dễ bị méo đầu ​​​​​. ( Ảnh: Báo mới)

Làm thế nào khi đầu bé bị méo?

Bạn không cần phải quá lo lắng vì khi trẻ lên 6-8 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu ngồi vững và hạn chế nằm. Nhờ đó đầu bé sẽ bắt đầu điều chỉnh dần để trở về hình dáng bình thường.Tuy nhiên, để giúp bé, bạn có thể áp dụng những mẹo dưới đây:

- Hãy đặt bé nằm ngửa, nhưng bạn luôn chú ý cần thay đổi hướng nằm cho con để bé không nằm lệch về bên nào gây méo, bẹp đầu.

- Xoa đầu nhẹ nhàng cho bé để đầu bé tròn hơn. Điều này giúp điều chỉnh hộp sọ của trẻ để tránh tình trạng bị bẹp méo. Ngoài ra, đây cũng là các hiệu quả nhằm kích thích não bộ phát triển. Tuy nhiên luôn phải chú ý xoa đầu nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng tới não bộ của bé.

- Tuyệt đối không dùng những dụng cụ được quảng cáo giúp đầu của trẻ cố định để tránh nguy cơ đột tử.

- Đổi bên và cho bé bú đều hai vú mẹ để tránh kê đầu nhiều về một bên.

- Nếu bé thường xuyên nghiêng về bên nào đó bạn có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nhìn về hướng khác, cách này giúp đầu bé luôn tròn.

- Thường xuyên bế bé khi bé thức giấc cũng giúp giảm áp lực cho đầu của bé từ nôi, cũi hoặc xe đẩy dành cho bé sơ sinh.

- Việc bế bé ở tư thế thẳng đứng không chỉ giúp giảm áp lực lên mặt sau đầu mà còn giúp tạo điều kiện để bé có sự phát triển cơ cổ và cơ vai tốt.

- Bé thường có xu hướng ngồi ngả đầu về một phía khi đặt ngồi trên những chiếc ghế dành riêng cho trẻ sơ sinh, ghế ngồi trên xe hơi… Vì thế, rất cần để ý giúp bé thay đổi tư thế.

- Thỉnh thoảng thử đặt nôi của bé ở một vị trí mới trong phòng để bé có một góc nhìn mới, từ đó cũng tránh được việc bé nhìn về 1 phía trong thời gian quá dài.

- Thay đổi vị trí của bất cứ vật nào trong phòng khiến bé cảm thấy thích thú và hay ngắm nhìn. Tuy nhiên phải chắc chắn là các vật đều được lắp đặt an toàn, không bị rơi xuống và nằm ngoài tầm với của trẻ.

- Bổ sung dinh dưỡng, vitamin D3, canxi cho những trẻ thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây bẹp đầu ở trẻ.

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.