1. Ăn ít cơm
Việc ăn uống của trẻ luôn được bố mẹ đặc biệt quan tâm, nhất là sau 1 tuổi trẻ bắt đầu tập ăn cơm thì lượng cơm trẻ ăn và hấp thụ đủ thì trẻ mới có thể phát triển được thể lực và trí tuệ. Bây giờ thông thường trẻ được nuông chiều hơn nên trẻ ăn uống cũng "õng ẹo" hơn, khi ăn đều phải dỗ dành nhưng em bé vẫn không chịu ăn hoặc ăn rất ít.
Cách xử lý:
- Bố mẹ nên tập cho con tự ăn cơm, vừa giúp giảm bớt việc cho bố mẹ vừa giúp con tự làm và có hứng thú với việc ăn.
- Mẹ có thể tạo hứng thú cho con bằng cách bày biện bữa ăn thành bữa tiệc màu sắc của cơm, rau củ và thức ăn.
- Cho trẻ ăn theo giờ cố định như là một nguyên tắc, giờ giấc ăn uống cho trẻ không nên tùy tiện, không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều hoặc ăn vặt ngay trước giờ ăn cơm. Ngoài ra không nên kéo dài bữa ăn của con quá 30 phút và không ép con ăn.
2. Thiếu sắt và kẽm
Bố mẹ thường hay chú trọng việc trẻ ăn uống có nhiều đạm không, trẻ có thiếu canxi không, mà quên mất một yếu tố là trẻ cũng thường hay thiếu nguyên tố vi lượng là sắt và kẽm. Thiếu những chất này trẻ hay mệt mỏi, cáu gắt, xanh xao, ăn không ngon miệng, vị giác bất thường, chậm lớn.
Cách xử lý:
Mẹ nên chú ý bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nên cho con ăn các thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc, các loại đậu, các loại hạt, quả...
3. Cai sữa
Cai sữa được coi là thời kỳ khó khăn cho cả mẹ và bé, nhiều bé mẹ dùng mọi cách mà không cai được sữa cho con.
Cách xử lý:
Cai sữa là một quá trình khó khăn nên mẹ không nên vội vàng mà phải nhẹ nhàng, dùng biện pháp tình cảm với con.
- Giảm dần cữ bú và lượng sữa cho con bú
- Không nên cai sữa khi trẻ bị ốm, không nên dùng các biện pháp hà khắc cai sữa cho con, thời gian cai sữa cần chăm bẵm và vỗ về con nhiều hơn.
4. Trẻ hay cáu, nóng nảy
Tính cáu và nóng nảy hay gặp khi trẻ được khoảng 2 tuổi, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay phát cáu, việc thiếu chất dinh dưỡng, vitamin cũng khiến trẻ hay nổi cáu.
Cách xử lý:
- Cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin như các thức ăn dạng hạt, hoa quả, chuối, sữa, các sản phẩm từ đậu nành...
- Quan tâm đến trẻ nhiều hơn, dành nhiều thời gian để chăm sóc và dạy dỗ trẻ
5. Không thích uống nước
Trẻ thường không thích uống nước và chũng chưa ý thức được việc uống nước quan trọng cho sức khỏe như nào. Ngoài ra có nhiều loại đồ ăn vặt và đồ uống có đường khác hấp dẫn trẻ hơn là nước tinh khiết.
Cách xử lý:
- Tăng số lần uống nước và tăng lượng nước cho trẻ uống dần dần, cho trẻ ăn nhiều cháo, súp, nước ép trái cây, ăn hoa quả tươi nhiều nước như lê, cam, dâu tây...
- Mẹ có thể chọn loại cốc đẹp, bắt mắt để con có hứng thú uống nước, nếu con thích thú sẽ tự nhớ đến việc uống nước và đòi uống nước.
6. Thích bám mẹ
Phần lớn trẻ đều thích bám mẹ hoặc bám người lớn như cái đuôi, lúc nào cũng đòi mẹ bế, ôm ấp dỗ dành, nếu không được sẽ mè nheo khóc lóc.
Cách xử lý:
- Để con ra ngoài, tiếp xúc với chỗ đông người nhiều hơn
- Mẹ cũng nên tách con dần dần, mẹ cũng nên gửi con cho ông bà, cô bác... để mẹ cũng có thời gian của riêng mình và con cũng bạo dạn hơn. Con sẽ dần biết cách tự chơi, tự thích nghi với môi trường mới, trẻ sẽ không khóc hay sợ sệt khi a chỗ đông người.
7. Khó chịu vì mọc răng
Thời kỳ mọc răng sẽ khiến trẻ khó chịu, lợi đau nhức, chảy nước dãi, lúc nào cũng ngứa răng và chỉ muốn cắn mọi thứ...
Cách xử lý:
- Lưu ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ như canxi, sữa, sữa đậu nành, sữa chua...
- Mát xa nướu cho trẻ, dùng gạc đeo ngón tay khi mát xa
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, mỗi ngày đều nên rửa và đánh răng thành thói quen.