Máy bay nằm không do Covid-19, hãng hàng không vẫn phải 'đốt' hơn 3 tỉ USD trong 10 tuần

Dù các máy bay không hề cất cánh suốt hai tháng rưỡi, hãng hàng không Singapore Airlines phải chi tới 3,2 tỉ USD để duy trì hoạt động, bảo hiểm rủi ro nhiên liệu và hoàn tiền vé cho các chuyến bay bị hủy vì Covid-19.

Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 8, Singapore Airlines huy động khoản vốn 8,8 tỉ SGD (6,4 tỉ USD) nhờ bán cổ phiếu. Cũng trong khoảng thời gian ấy, hãng đã "đốt", khoảng 3,2 tỉ USD vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Khoản thất thoát cho thấy các hãng hàng không vẫn tiếp tục hứng chịu tổn thất phát sinh ngay cả khi các phi cơ không hoạt động.

Singapore Airlines xác nhận họ đã dành khoảng 800 triệu USD cho chi phí hoạt động, bảo hiểm rủi ro nhiên liệu và hoàn tiền vé cho các chuyến bay không thể diễn ra vì Covid-19. Công ty dùng hơn 650 triệu USD để trả nợ và gần 150 triệu USD để mua máy bay.

1,5 tỉ USD dành cho việc trả khoản vay ngắn hạn gần 1,5 tỉ USD để trang trải chi phí từ tháng 3 đến khi hoàn tất huy động vốn. Để giảm chi phí, Singapore Airlines đã giảm lương và cho nhân viên nghỉ không lương khi công suất hoạt động dưới 10%. Khoản lỗ đầu năm của hãng là khoảng 1,35 tỷ USD. 

Cùng cảnh ngộ, các hãng hàng không khác cũng lỗ. Cathay Pacific đã lỗ 1,3 tỉ USD, còn Qantas lỗ 1,4 tỉ USD.

Máy bay chẳng làm gì do COVID-19, hãng hàng không vẫn phải 'đốt' hơn 3 tỉ USD trong 10 tuần - Ảnh 1.

Singapore Airlines là một trong những hàng hàng không nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á. (Ảnh: Luxury Inside).

Là một trong 4 hãng hàng không lớn nhất Mỹ, United Airlines tiết lộ rằng trong giai đoạn tháng 4 - 6, hãng phải "đốt" 40 triệu USD mỗi ngày để duy trì hoạt động. Tuy nhiên, United Airlines thông báo họ sẽ cắt giảm chi phí, hạ chi phí xuống còn 25 triệu USD/ngày trong quí III.

Không chỉ United Airlines, trong tháng 7, Delta Air Lines báo lỗ 5,7 tỉ USD trong quí II. Hai hãng hàng không lớn khác là American Airlines và Southwest Airlines sẽ công bố kết quả kinh doanh quí II vào ngày 23/7, với triển vọng cũng ảm đạm không kém.

Nhờ bay ít hơn so với các đối thủ, United Airlines đã tiết kiệm 90% chi phí nhiên liệu, tương đương hơn 2 tỉ USD trong quí, đồng thời giảm gần 900 triệu USD chi phí lao động.

Trong quí II, doanh thu United Airlines hãng bay chứng kiến mức giảm 87%, từ 11,4 tỉ USD xuống dưới 1,5 tỉ USD. Song, kết quả này khả quan hơn con số dự báo trung bình 1,3 tỉ USD của các nhà phân tích.

Tổng giám đốc United Airlines, ông Scott Kirby, cho hay hãng bay luôn duy trì tỉ lệ "đốt" tiền mặt thấp hơn các đối thủ bằng cách thu hẹp lịch trình bay, đáp ứng nhu cầu giảm sút trong khi vẫn tiết kiệm chi phí.

Kirby nhận định giải pháp này đã giúp United Airlines "sống sót qua thời kì khủng hoảng Covid, và tận dụng thời cơ khi nhu cầu bay người tiêu dùng hồi phục bền vững trở lại".

Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) dự báo ngành hàng không toàn cầu khó có thể phục hồi hoàn toàn trước năm 2024.

Với số chuyến bay thưa thớt trong bối cảnh nhiều nước tiến hành phong tỏa, Covid-19 đã giáng đòn nặng nề lên các hãng hàng không. Đến tháng 4, số chuyến bay đã giảm đến 98% so với năm ngoái. Theo dự báo của IATA, hàng không toàn cầu sẽ lỗ 84 tỉ USD trong năm 2020.

Trong cuộc họp cổ đông Berkshire Hathaway ngày 2/5, Warren Buffett tiết lộ đã bán sạch cổ phần của 4 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ, thừa nhận đã sai lầm khi đầu tư.

Warren Buffett cũng chỉ ra "cách" một người bình thường trở thành triệu phú tương tự như Richard Branson: Hãy trở thành tỉ phú, rồi sau đó mua cổ phiếu hàng không.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.