Chị Phan Hồ Điệp - bà mẹ được đánh giá thành công trong giáo dục "thần đồng" Đỗ Nhật Nam vừa có buổi chia sẻ về 5 “chiến lược” đọc 1 cuốn sách cho con thật tiết kiệm và hiệu quả. Năm “Chiến lược” đó cũng được chị đúc rút ra từ chính bản thân mình.
"Thần đồng" Đỗ Nhật Nam và mẹ (Ảnh: Facebook nhân vật) |
Thứ nhất là ngữ điệu đọc. Ngữ điệu đọc rất quan trọng cho con trẻ. Đọc chậm rãi và với giọng bình thường nhưng có nhấn giọng, lên giọng hoặc xuống giọng ở những từ ngữ quan trọng, những từ có tính chất gợi cảm hoặc gợi tả. Đọc như thế sẽ khiến các bạn nhỏ thích thú hơn với trang sách của mình.
Thứ 2, phải khai thác tới kênh hình của truyện. Trong từng trang sách, hãy dừng lại hỏi con về các hình vẽ. Vi dụ, trong cuốn sách về ngôi nhà bé nhỏ, phụ huynh sẽ hỏi con về ngôi nhà bé nhỏ này như thế nào, xung quanh ngôi nhà bé nhỏ có các hình vẽ gì? Từ đó các con sẽ cảm thụ từ từ từng hình vẽ trong sách và yêu sách hơn.
Thứ 3, cố gắng quan sát và suy nghĩ về các từ ngữ được dùng trong sách. Với các bạn lớp 4, lớp 5 trong chương trình học có dậy từ láy, từ ghép. Khi đọc sách cho con, các bậc phụ huynh hãy dừng lại hỏi con đâu là từ láy, từ ghép hoặc từ này có nghĩa gì. Nên dùng từ điển cho con trong quá trình dậy con học. Hiểu nghĩa từ rồi, chúng ta hãy cố gắng biến từ đó trở nên sống động bằng cách cho các bạn nhỏ đặt câu với từ đó.
Ví dụ từ “hiền hòa”. Từ này có thể vừa dùng để miêu tả tính cách, vừa miêu tả sự vật. Các phụ huynh có thể cho con đặt câu với từ này. Việc đặt câu như vậy sẽ cho các bạn nhỏ hiểu rằng, với mỗi từ có thể sử dụng trong cuộc sống như thế nào, cách sử dụng ra sao.
Thứ 4, trong quá trình đọc sách cho con có thể hướng dẫn con tóm tắt câu chuyện bằng các hình vẽ khiến con thích thú nhất như hình bông hoa, hình con nhện hay chiếc bánh pizza.
Ví dụ, tóm tắt bằng hình bông hoa thì mỗi cánh hoa là 1 câu hỏi như địa điểm xảy ra câu chuyện, kết thúc câu chuyện thế nào… Nhưng các bạn nhớ, trí tưởng tượng của trẻ nhỏ là vô hạn và mình nên sử dụng trí tưởng tượng này để sáng tác và tự sáng tạo ra câu chuyện xung quanh câu chuyện trẻ đang đọc. Đồng thời, nên sử dụng các hoạt động tay chân liên quan tới câu chuyện như, sử dụng các con rối tay diễn lại câu chuyện, hoặc đóng kịch để giúp nhớ câu chuyện lâu hơn.
Thứ 5, để đọc 1 cuốn sách cho con thật tiết kiệm và hiệu quả, hãy gắn câu chuyện với cuộc đời để câu chuyện trở nên thực sự ý nghĩa. Ví dụ câu chuyện về hình tam giác, nếu đọc xong bạn không dậy trẻ hỏi bạn bè ở lớp sẽ là thiếu sót. Nhân cơ hội này bạn hãy làm bạn với con, hỏi con xem ở lớp thân với ai, bản thân con có thấy mình có gì đặc biệt hay không…
Hoặc chúng ta có thể hướng dẫn con làm Giấy chứng nhận bạn tốt và hỏi con, liệu cách nào để cho con hoặc một bạn khác chứng tỏ rằng mình là bạn tốt của nhau? Khi đó, chúng ta nêu ra một vài gợi ý về bạn tốt như, cùng nhau làm bài về nhà, không trêu chọc nhau, một người bạn tốt cũng không nói bí mật của bạn với người khác… Giấy chứng nhận bạn tốt cũng do con mình nói ra và có thể trao cạnh người bạn tốt của mình.
Đó chính là cách làm cho trẻ thấy những gì mình đọc được rất gần gũi. Không chỉ thế chúng ta nên khuyến khích các bạn tự sáng tác ra một câu chuyện khác xung quanh câu chuyện mình đã được đọc.
Và những phương pháp trên được chị Điệp áp dụng hiệu quả cả trong quá trình dậy học trò của mình.
Đỗ Nhật Nam: 'Mẹ không phải là để ngưỡng mộ… Mẹ chỉ để yêu thương!'
Mới đây "thần đồng" Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ trên trang Facebook cá nhân những dòng tâm sự đong đầy yêu thương nhưng rất ... |