Microsoft rút giấy phép sử dụng Windows của Huawei

SCMP cho biết Microsoft đã tạm ngưng nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei sau khi công ty Trung Quốc bị Mỹ liệt vào danh sách đen. Hai lĩnh vực cả hai đang hợp tác gồm hệ điều hành Windows và các dịch vụ nội dung đều bị phía hãng phần mềm đình chỉ để tuân thủ lệnh cấm từ chính phủ Mỹ.
Microsoft rút giấy phép sử dụng Windows của Huawei - Ảnh 1.

Huawei liên tiếp bị các công ty Mỹ ngừng hợp tác.

Bên cạnh đó, nhóm phụ trách mảng dịch vụ của Microsoft tại Trung Quốc đã rời khỏi văn phòng đại diện có trụ sở tại Thâm Quyến mà không rõ lý do.Những sản phẩm chạy Windows hiện tại của Huawei không bị ảnh hưởng, vẫn nhận được các bản cập nhật đầy đủ. Tuy vậy, các sản phẩm trong tương lai sẽ không còn cài sẵn hệ điều hành của Microsoft.

Tuy nhiên, động thái trên không có nghĩa là Microsoft sẽ "nghỉ chơi" với Huawei. Nguồn tin tiết lộ, việc đình chỉ kinh doanh chỉ là tạm thời và có thể sẽ được nối lại trong tương lai, tùy theo diễn biến của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Cả Huawei và Microsoft đều chưa đưa ra bình luận.

Trước đó, Microsoft ngừng một số hợp tác với Huawei. Hãng đã loại sản phẩm của công ty Trung Quốc ra khỏi web về dịch vụ đám mây Azure Stack hay ngừng bán dòng máy tính xách tay Windows MateBook X Pro khỏi cửa hàng trực tuyến.

Sau khi bị Nhà Trắng đưa vào danh sách đen giữa tháng 5, Huawei đã bị ngừng hợp tác với một loạt hãng công nghệ, điện tử lớn không chỉ ở Mỹ mà tại nhiều quốc gia khác. Ngoài Google, Intel, Broadcom và Qualcomm cũng ngừng bán linh kiện cho đối tác Trung Quốc. Phía Huawei coi những gì Mỹ đang làm là vu khống, ngày 29/5 công ty này đã gửi đơn kiến nghị lên tòa án Mỹ yêu cầu bãi bỏ lệnh cấm các cơ quan chính phủ liên bang mua sản phẩm của hãng.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.