Mơ hồ... tiêu chí trạm BOT

Đối với các tiêu chí mới của trạm thu giá BOT, TS. Phạm Sanh chuyên gia ngành giao thông vận tải tại TP HCM cho rằng "rất mơ hồ và thiếu khá nhiều".
mo ho tieu chi tram bot
TS Phạm Sanh cho rằng tiêu chí mới của trạm BOT rất mơ hồ. Ảnh minh họa: Di Linh

Mới đây, Bộ GTVT cho biết đơn vị này đang chủ trì xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.

Đáng chú ý, Thông tư sửa đổi, bổ sung có bổ sung quy định về việc xây dựng trạm thu giá BOT.

Trao đổi với chúng tôi, TS. Phạm Sanh - chuyên gia ngành giao thông vận tải tại TP HCM cho biết dự thảo Thông tư này chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ, trong đó chủ yếu đưa vào các tiêu chí của trạm thu giá dịch vụ.

"Các tiêu chí này, trước đây Bộ GTVT "đá bóng" qua Bộ tài chính, thông qua Thông tư số 159/2013/TT-BTC (Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ).

Hiện nay, Bộ GTVT xem BOT có đặt trạm thu tiền chính là giá dịch vụ chứ không phải là phí dịch vụ, nên mới có các thông tư kiểu như Thông tư 49 này (2 luật điều chỉnh và bản chất thu cũng khác nhau)", TS Phạm Sanh nói.

Cũng theo TS Phạm Sanh, với những bất cập của một số trạm thu phí BOT hiện nay, về mặt pháp lý, cần một bộ luật về PPP (đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư).

Hoặc ít nhất là có một nghị định về BOT vì Thông tư của các Bộ (Bộ GTVT, Bộ Tài chính...) không có hiệu lực điều chỉnh cao về pháp luật.

mo ho tieu chi tram bot
Thời gian qua, tình trạng tài xế phản đối các trạm thu phí BOT diễn ra ở nhiều nơi. Ảnh minh họa: Di Linh

Đối với các tiêu chí mới của trạm thu giá BOT, TS. Phạm Sanh cho rằng "rất mơ hồ và thiếu khá nhiều".

"Trước hết phải căn cứ vào chiến lược phát triển hệ thống trạm thu trên cả nước. Hiện nay, Bộ GTVT còn né tránh chưa trình Chính phủ.

Cần phải theo thông lệ và kinh nghiệm thành công của các nước, chứ không phải cứ thiếu và thích là làm BOT để thu tiền.

Thứ hai, khái niệm "phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án" không rõ về mặt chuyên môn giao thông, phải là quy hoạch GTVT và các quy hoạch khác như quy hoạch phát triển đô thị.... gắn với dự án", TS. Sanh nói.

Bên cạnh đó, theo TS. Sanh, với các đường quốc lộ hay các tuyến đường trước đây sử dụng vốn ngân sách để đầu tư và hiện nay đang khai thác, bảo trì bằng nguồn vốn bảo trì đường bộ, dứt khoát không làm BOT thu phí để bảo trì duy tu sửa chữa.

Trường hợp hết sức đặc biệt, do yêu cầu phát triển quá nhanh, cần nâng cấp quy mô quá lớn mà ngân sách không đáp ứng kịp, nhà đầu tư phải có tính toán so sánh để thấy rõ hiệu quả do tăng thêm lưu lượng xe nhờ dự án và chỉ được thu giá dịch vụ trên lưu lượng xe tăng này.

"Chúng ta cần phân tích tối ưu và tác động về khoảng cách 70 km giữa các trạm thu mà Bộ Tài chính đưa ra trước đây. Tại sao không phải là khoảng cách khác?

Ngoài ra, trong Thông tư sửa đổi, Bộ GTVT chưa nói về các công tác giám sát thi công, giám sát cộng đồng, nghiệm thu quyết toán và kiểm toán, trước khi đưa trạm vào sử dụng theo đúng các quy định về đầu tư xây dựng hiện hành", TS Sanh cho hay.

mo ho tieu chi tram bot Miễn giảm giá nhưng tài xế vẫn 'quậy', BOT Thanh Nê... 'kêu cứu'

Nhà đầu tư BOT Thanh Nê mong muốn có giải pháp phù hợp trong tình trạng tài xế vẫn phản đối, không trả tiền qua ...

TS Phạm Sanh cũng nói thêm rằng, đối với các tồn tại của các trạm BOT hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GTVT và các Bộ có liên quan khác tập trung giải quyết.

"Vấn đề ở đây là Bộ GTVT thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng quá chậm, làm sự việc thêm khó hiểu và rắc rối (như trạm Cai Lậy).

Điều này có thể làm các nhà đầu tư chân chính hoang mang vì động một chút là thay đổi, không theo thông lệ thế giới", TS Sanh chia sẻ thêm.

Thông tư sửa đổi, bổ sung có bổ sung quy định về việc xây dựng trạm thu giá BOT.

Cụ thể, đối với đường quốc lộ, trạm thu giá phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án và có quyết định thành lập trạm thu giá của Bộ trưởng Bộ GTVT; vị trí đặt trạm thu giá phải phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương.

Đối với đường địa phương, trạm thu giá phải phù hợp với quy hoạch đường gắn với dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; vị trí đặt trạm thu giá phải nằm trong phạm vi dự án do Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Ngoài ra, khoảng cách giữa hai trạm thu giá ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 km trừ những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ và chỉ được tổ chức thu hoàn vốn cho dự án sau khi dự án hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác định đủ điều kiện được tổ chức thu.

mo ho tieu chi tram bot Không đồng ý 'cho' Thái Bình 460 tỷ đồng để xoá trạm BOT ế khách

Trước việc UBND tỉnh Thái Bình kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ bố trí vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.