Muốn cả năm may mắn, 15 điều ngày Tết bạn cần nhớ để tránh làm

Có những điều kiêng kị và điều nên làm trong ngày tết đã trở thành phong tục lâu đời của người Việt Nam nhằm mang lại may mắn và tránh điều xui xẻo trong năm mới.

Tết Nguyên đán là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, đây cũng là dịp để mọi người cầu chúc những điều tốt lành, may mắn cho nhau.

Trong thời gian này có rất nhiều phong tục và điều kiêng kị được lưu truyền. Ông bà ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vì vậy một chút chú ý về điều lành và điều kiêng kị trong ngày tết có thể sẽ giúp mọi người có một năm mới thật may mắn và tự tin cho một khởi đầu tốt đẹp.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi thú vị với Nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường (thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người).

Ông cho biết: “Quan niệm dân gian của người xưa có nhiều điều kiêng kị trong ngày đầu năm, một số đã được lý giải và chứng minh, một số điều thì vẫn khá mơ hồ. Nhưng xét cho cùng, tất cả những tục lệ đó đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam ta, việc thực hiện hoặc kiêng cữ đầy đủ cũng là một liệu pháp tâm lý giúp mọi người có thể yên tâm chào đón năm mới”.

Không động dao kéo

muon ca nam may man 15 dieu ngay tet ban can nho de tranh lam

Nhiều người cho rằng động dao kéo vào ngày mồng 1 tết thì sẽ khó tránh khỏi chuyện thị phi.

Đầu xuân, tránh dùng các vật nhọn và kỵ các vật sắc như dao, kéo bởi nó có sát khí, có thể cắt đứt lương duyên, vận hội, tuổi thọ của gia chủ. Để khắc phục, mọi người thường cất bớt dao kéo đi, chỉ chừa lại cái cần dùng. Thêm vào đó, gia chủ sẽ treo gương bát quái nhằm hóa giải hung tính, thu hút khí lành.

Không nên ăn cháo vào sáng ngày mồng 1 tết

Tương truyền, từ xa xưa chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo, nên ngày mồng 1 tốt nhất hãy nấu cơm để ăn. Sáng đầu năm mới còn gọi là “muôn thần tề tựu”, việc ăn cơm nóng cũng nhằm thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.

Tuyệt đối không chúc tết người đang ngủ

Khi đi chúc tết, nếu gặp trường hợp chủ nhà đang ngủ thì bạn nên lựa dịp khác để quay lại, tuyệt đối không được đánh thức người ta dậy. Ngay cả người nhà của người đang ngủ cũng không nên đánh thức, bởi hành động đó mang ý nghĩa như một sự thúc giục, hối thúc khiến cả năm của người này sẽ bị thụ động trong công việc.

Không sử dụng kim chỉ

muon ca nam may man 15 dieu ngay tet ban can nho de tranh lam

Việc may vá trong năm mới được cho là khiến gia chủ phải vất vả, khổ sở, cả năm phải chịu cảnh thiếu trước hụt sau, “giật gấu vá vai”. Nhiều người còn có quan niệm rằng, nếu phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 tết, sau này sinh con thì mắt sẽ dẹt như cây kim vậy.

Người có tang không nên đi chúc tết

Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của mọi nhà, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hòa với niềm vui chung. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày tết. Nhà nào có đại tang thì nên kiêng đi chúc tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc tết và an ủi gia đình bất hạnh, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường.

Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất ngay trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày đầu năm. Trường hợp chết đúng ngày mồng 1 tết thì chưa phát tang vội, nhưng phải chuẩn bị đủ thứ để sáng mồng 2 làm lễ phát tang.

Hạn chế làm rơi vỡ đồ dùng gia đình

muon ca nam may man 15 dieu ngay tet ban can nho de tranh lam

Gương, chén, dĩa, ly, tách… là những vật dụng rất dễ vỡ, dân gian vẫn luôn quan niệm rằng, nếu làm rơi vỡ đồ vào năm mới sẽ không đem lại điềm cát lành. Bởi những từ như “vỡ, bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa trong gia đình.

Kiêng vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

Người xưa dạy, không nên vay hoặc cho tiền bạc, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới vì sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kị này xuất phát từ quan niệm ngày đầu xuân con người mở cửa để đón lộc vào nhà, còn nếu cho mượn hoặc trả giống như "dâng" tài lộc vào tay người khác.

Tuy nhiên, điều kiêng kị này còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình. Việc hiểu về các tập tục ngày tết sẽ giúp mỗi người biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử trong các mối quan hệ.

Kiêng về nhà ngoại vào ngày mồng 1, 4, 5 tết

Ông bà ngày xưa thường dạy con cái chỉ được về nhà ngoại chúc tết vào mồng 2 hoặc mồng 3. Nên tránh các ngày mồng 1, mồng 4 và mồng 5. Bởi, ngày mồng 1 tết được coi là ngày quan trọng nhất, con cái có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu đễ với bố mẹ, tổ tiên họ nội. Ngoài ra còn có quan niệm rằng phải về nhà vợ vào những ngày kể trên thì mới đem lại vận may cho gia đình bên ngoại.

Không đổ rác và quét nhà

muon ca nam may man 15 dieu ngay tet ban can nho de tranh lam

Không nên làm những việc liên quan đến quét tước trong đầu năm mới, bởi điều đấy sẽ rất dễ quét luôn đi tài khí trong nhà.

Người xưa cho rằng, quét nhà trong ba ngày đầu năm mới thì “Thần Tài sẽ đi mất, tiền bạc sẽ không đến được với gia đình”.

Theo một điển tích trong cuốn tiểu thuyết Sưu thần ký của tác giả Can Bảo (Nhà Sử học thời Tây Tấn, Trung Quốc) có ghi, một người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem người hầu đó về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, giàu có.

Mồng 1 tết năm nọ, Âu Minh đã lỡ tay đánh Như Nguyệt khiến người này sợ hãi, chui vào đống rác trốn. Đống rác bị một thương lái vô tình đem đổ đi. Kể từ ngày mất đi người hầu Như Nguyệt, nhà Âu Minh làm ăn lụn bại, càng lúc càng nghèo khổ. Đây được coi là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người kiêng quét nhà, đổ rác trong ba ngày tết.

Tránh ăn các món “xui” và không ăn đuôi cá chép

Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ... đi giật lùi như tôm.

Ở miền Bắc có một số nơi cầu may năm mới bằng việc ăn cá chép, loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong ba ngày đầu năm mới thì trong năm đó sẽ được hanh thông trong chuyện học hành, công việc thăng tiến. Tuy nhiên, nhằm tăng sự may mắn, người ta luôn chừa lại phần đuôi, nhằm ý muốn luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ làm ra để đủ ăn đủ mặc, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Cường.

Tránh cho nước, lửa

muon ca nam may man 15 dieu ngay tet ban can nho de tranh lam

Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng 1 tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may mắn như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.

Ngày mồng 1 tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Theo quan niệm, lửa có màu đỏ, màu sắc của sự may mắn. Nếu cho người khác lửa nghĩa là ta đang cho đi cái đỏ, cái may mắn của chính mình.

Ngoài ra, nhiều người cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc: “Tiền vào như nước”. Nếu cho đi thì sẽ khiến tài chính trong năm mới gặp xui xẻo, làm ăn thất bại, tiền mất tật mang.

Không được ngồi hoặc đứng trước cửa chính

Việc đứng hay ngồi án ngữ trước cửa chính trong dịp năm mới sẽ bị coi là vô duyên và là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới đang trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại bởi người ngồi hoặc đứng đó, khiến cho tài lộc hao tán đi, gia đình không được may mắn, thành công và hạnh phúc.

Kiêng nói những điều xui xẻo

Nhiều người tin rằng việc phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm đó. Vì vậy, những từ xui xẻo như “chết rồi” hay “tiêu đời”, “thế là hết”… hoặc từ có nghĩa tương tự sẽ nằm trong danh sách cấm.

Không mặc quần áo màu đen, trắng

Đối với hầu hết người dân Việt Nam, màu sắc đen và trắng là tượng trưng cho sự tang tóc, đau buồn. Vào những ngày tết đến, mọi thường thường lựa chọn quần áo với màu sắc sặc sỡ, tuyệt đối tránh mặc màu trắng, đen để cả năm được may mắn và tươi mới.

Kiêng khóc lóc, buồn tủi, bực tức

muon ca nam may man 15 dieu ngay tet ban can nho de tranh lam

Đặc biệt trong ngày tết, người ta tin rằng nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kị điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm.

Điềm lành trong ngày tết

Hoa mai: Sau Giao thừa, nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.

Chó lạ vào nhà: Đây là quan niệm dựa trên câu tục ngữ "Mèo đến thì khó, chó đến thì sang".

Cây đào: Nếu có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.

Cây quất: Nếu cây có nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều lộc.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.