Mỏ khai thác đất hiếm tại Bayan Obo, Trung Quốc. Đây là một trong những nơi có trữ lượng đất hiếm lớn nhất được tìm thấy trên thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn với CCTV, một quan chức Trung Quốc đến từ Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia, trả lời khi được hỏi về đất hiếm có thể trở thành một trong những biện pháp đáp trả Mỹ hay không: “Điều tôi có thể nói lúc này là nếu bất kỳ ai sử dụng sản phẩm làm từ đất hiếm mà chúng tôi xuất khẩu để cản trở sự phát triển của Trung Quốc, người dân (tỉnh Giang Tô, nơi khai thác đất hiếm) cũng như toàn bộ người Trung Quốc sẽ không hài lòng”.
Tuần trước, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã ghé thăm các cơ sở xử lí và khai thác đất hiếm, làm dấy lên suy đoán Trung Quốc có thể tăng giá hoặc chặn nguồn cung đất hiếm nếu chiến tranh thương mại tiếp tục mở rộng.
Dù nhập khẩu đất hiếm chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ trong thâm hụt hàng hóa trị giá 420 tỉ USD của Mỹ với Trung Quốc, giá trị của nó lại vượt xa giá trị đôla. Đây là vật liệu tối quan trọng để tạo ra các sản phẩm như iPhone, xe điện và vũ khí hiện đại.
Ông Hu Xi Jin, Tổng Biên tập Thời báo Hoàn cầu, viết trên Twitter: “Dựa trên những gì tôi biết, Trung Quốc đang nghiêm túc cân nhắc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp đáp trả khác trong tương lai”.
Theo ông Marc Chandler, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại công ty Bannockburn Global Forex, Mỹ chỉ ngập khẩu khoảng 4.000 tấn đất hiếm, tương đương 175 triệu USD. Vấn đề là phần lớn đất hiếm họ nhập khẩu đều có mặt trong công nghệ. Ông cho rằng bình luận của quan chức Trung Quốc không phải lời đe dọa chính thức từ chính phủ. Nguyên nhân khiến thị trường phản ứng là họ không biết Trung Quốc sẽ trả đũa như thế nào. Nếu Trung Quốc chặn nguồn đất hiếm, họ cũng phải trả giá đắt.
Chiến tranh thương mại đang tập trung hơn vào công nghệ khi Mỹ cấm các công ty nội bán linh kiện cho Huawei và Mỹ muốn ngăn cản mục tiêu thống trị các ngành công nghệ cao quan trọng của Trung Quốc.
Các công ty Mỹ dùng đất hiếm trong nhiều sản phẩm sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Có khoảng 10 triệu tấn oxide đất hiếm trên toàn thế giới, phân bổ tại Trung Quốc, Brazil, Nga, Mỹ, Ấn Độ và Úc.
Trung Quốc sản xuất khoảng 78% đất hiếm năm 2018, sở hữu khoảng 40% trữ lượng toàn cầu. Các chuyên gia của Bank of America chỉ ra Trung Quốc thống trị thị trường đất hiếm là vì chính phủ xem đây là tài nguyên chiến lược, nhấn mạnh việc thăm dò và khai thác vật liệu thô trong khoảng 100 năm.
Trung Quốc bán đất hiếm với giá rẻ trong những năm 1990, cản trở đối thủ và hạn chế việc mở rộng của các nhà sản xuất cạnh tranh. Có khoảng 17 nguyên tố đất hiếm, dù không thực sự hiếm nhưng tinh chế từ quặng rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.