Trong bài phát biểu trước Chính phủ Iran được phát sóng trên truyền hình, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei đã bày tỏ hoài nghi về mong muốn duy trì thỏa thuận của châu Âu, đồng thời cho rằng nếu như không nhận được sự đảm bảo của các nước tham gia, Iran sẽ đối mặt với nguy cơ các bên còn lại rút khỏi thỏa thuận giống như Mỹ.
Đại giáo chủ Iran Ali Khamene |
Ông Khamenei nhấn mạnh Chính phủ Iran đang đối mặt với thử thách lớn để giữ gìn "phẩm giá và tôn nghiêm của người dân Iran".
Trước đó, việc Tổng thống Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân đã vấp phải sự phản đối của Liên hợp quốc và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nga, Pháp, Đức và Anh. Được đánh giá là thành tựu ngoại giao nổi bật của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ba-rắc Ô-ba-ma).
Bất chấp quyết định của Washington rút khỏi JCPOA, Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố vẫn kiên trì với thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời đảm bảo rằng Tehran sẽ không phải đối mặt với bất kỳ lệnh trừng phạt nào của EU, vốn đã được dỡ bỏ theo quy định của thỏa thuận hạt nhân được ký năm 2015.
Sau thỏa thuận hạt nhân Iran được ký ngày 14/7/2015 giữa Tehran và nhóm P5+1, các doanh nghiệp phương Tây đã đổ xô vào thị trường 80 triệu dân gần như chưa được khai thác này của Iran.
Đại diện của nhóm P5 +1 và Iran sau vòng đàm phán và đạt một thỏa thuận hạt nhân lịch sử ngày 14/7/2015. (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Ngoài các hợp đồng máy bay trị giá hàng tỷ USD, Iran cũng ký kết nhiều thỏa thuận "khủng" về khai thác giàu mỏ và chế tạo ôtô với nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trước các diễn biến mới, các tập đoàn này đều cho biết sẽ phải xem xét lại kế hoạch làm ăn với Iran.
IAEA khẳng định Iran tuân thủ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho rằng Iran sẽ tiếp tục thực hiện các cam kết hạt nhân theo thỏa thuận ... |
Mỹ rút khỏi JCPOA: Trung Quốc và Nhật Bản lên tiếng
Trung Quốc và Nhật Bản đều khẳng định lập trường duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump ... |