Nhiều tháng qua, các chuyên gia chính sách đối ngoại đã cảnh báo nếu Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, Nhà Trắng sẽ càng khó thuyết phục Bình Nhưỡng tin tưởng vào những cam kết của mình trong nỗ lực giải giáp hạt nhân bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và bản tuyên bố có chữ ký của ông, rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. (Ảnh: Reuters) |
Tuy nhiên, ông Trump và bộ máy có cách nhìn khác. Giới chóp bu tại Washington coi bước đi hôm 9/5 là thông điệp nhắc nhở nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên rằng Mỹ không chấp nhận bất cứ điều khoản nào mà cuối cùng lại để cho Bình Nhưỡng tái khởi động chương trình hạt nhân.
"Một khía cạnh khác của quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là khẳng định vị thế mạnh mẽ của Mỹ, đây là thông điệp không chỉ cho Iran mà cho cả cuộc gặp tới đây với Triều Tiên. Thông điệp rất rõ ràng, Tổng thống Trump muốn một thỏa thuận thực sự", Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton tuyên bố.
Trong khi nhiều chuyên gia về Triều Tiên coi bước lùi trong vấn đề Iran sẽ làm phức tạp hóa cuộc hội đàm ngày 12/6 tới đây tại Singapore, một số khác nhìn nhận Nhà Trắng đang cố gắng tạo ra sự thống nhất trong các thông điệp gửi tới Bình Nhưỡng.
Trước đó, chính quyền Mỹ nhiều lần tuyên bố mục đích cuối cùng của Washington là chấm dứt hoàn toàn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, điều mà thỏa thuận hạt nhân năm 2015 không làm được với Iran.
"Một khía cạnh khác của quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là khẳng định vị thế mạnh mẽ của Mỹ, đây là thông điệp không chỉ cho Iran mà cho cả cuộc gặp tới đây với Triều Tiên. Thông điệp rất rõ ràng, Tổng thống Trump muốn một thỏa thuận thực sự", Cố vấn An ninh quốc gia John Bolton tuyên bố.
Trước đó, chính quyền Mỹ nhiều lần tuyên bố mục đích cuối cùng của Washington là chấm dứt hoàn toàn chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, điều mà thỏa thuận hạt nhân năm 2015 không làm được với Iran.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có thể diễn ra tại Singapore (Ảnh: Yonhap) |
"Việc rút khỏi thỏa thuận Iran đã cho công luận Mỹ, cộng đồng quốc tế, và cả Triều Tiên thấy chính quyền Trump sẽ không chấp nhận thỏa thuận mà họ coi là 'yếu'. Ông Trump cũng tuyên bố rõ là ông ấy đã nói gì thì sẽ làm đúng như vậy", chuyên gia Sue Mi Terry từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nhận định.
Từ sau khi thỏa thuận hạt nhân Iran đạt được năm 2015, Tehran ngày càng mở rộng hiện diện quân sự tại Syria, đồng thời tăng cường viện trợ cho phiến quân Houthi trong cuộc nội chiến Yemen.
Nhà phân tích Columb Strack từ Cơ quan tư vấn chính sách IHS Markit, London, cho rằng quyết định hôm 9/5 cũng là "đòn dằn mặt" của Washington vào chính sách bành trướng ảnh hưởng của Iran những năm qua, đồng thời nhắc nhở Triều Tiên rằng Washington sẽ mạnh tay nếu lợi ích của Mỹ và đồng minh bị tổn hại.
"Vấn đề về hạt nhân có thể không bị vi phạm, nhưng hành vi ở những lĩnh vực khác, nếu chạm vào lợi ích của Mỹ, cũng sẽ bị trừng phạt. Các đối thủ của Washington nên nhận thức được điều này", ông Strack đánh giá.
Triều Tiên đập bỏ 5 tòa nhà ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tòa nhà ở cổng phía bắc và phía nam bãi thử Punggye-ri đã bị đập bỏ trong 2 ... |
Truyền thông đánh giá Singapore địa điểm lý tưởng cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều
Xung quanh quyết chọn Singapore là nơi tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều, truyền thông Nhật Bản có một số nhận định về lý do Singapore ... |
Đàm phán Mỹ - Triều ra sao sau khi Trump từ bỏ thỏa thuận Iran?
Trong khi cố gắng thương lượng với Triều Tiên về vấn đề phi hạt nhân, ông Trump lại rút khỏi một thỏa thuận tương tự ... |
Thời sự 02:59 | 18/09/2018
Thời sự 23:15 | 17/09/2018
Thời sự 08:05 | 10/09/2018
Thời sự 01:30 | 10/09/2018
Thời sự 13:23 | 09/09/2018
Thời sự 07:31 | 09/09/2018
Thời sự 05:52 | 09/09/2018
Thời sự 00:45 | 09/09/2018