Năng lực vận chuyển của Hanoi BRT chỉ bằng 10% thế giới

Theo chuyên gia về giao thông, TS. Nguyễn Ngọc Quang, xe buýt nhanh (BRT) nói riêng sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi đặc tính cơ động được bảo đảm, nếu không, BRT sẽ không có gì khác biệt so với xe buýt thường.
nang luc van chuyen cua hanoi brt chi bang 10 the gioi
Tiềm năng vận chuyển của tuyến BRT còn rất lớn. Ảnh minh họa: Internet.

Đánh giá về hiệu quả thực tế của tuyến xe buýt nhanh tại Hà Nội (Hanoi BRT), chuyên gia Nguyễn Ngọc Quang (Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội) cho biết, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội (Tramoc), điều đáng mừng là hiện có khoảng 23% lượng khách đã hoàn toàn chuyển từ việc sử dụng xe máy sang BRT.

Song thực tế cũng cho thấy, sau hơn 4 tháng vận hành, lượng khách sử dụng BRT đạt cao nhất khoảng 14.000-15.000 hành khách (HK)/ngày vào các ngày làm việc và đạt thấp nhất khoảng 11.000 HK/ngày vào các ngày chủ nhật cuối tuần.

“Do vậy, có thể suy luận rằng lượng hành khách sử dụng BRT để đi làm, đi học vào các ngày làm việc trong tuần chỉ khoảng 4.000 HK/ngày, chiếm khoảng 30%. Như vậy, cũng có nghĩa rằng 70% lượng khách còn lại sử dụng BRT cho các mục đích khác, không phải đi làm, đi học.

Có thể kết luận rằng, Hanoi BRT chưa đủ sức hấp dẫn để những người trong độ tuổi đi làm, đi học sử dụng xe buýt nhanh thay cho xe máy để đi làm hàng ngày”, chuyên gia Nguyễn Ngọc Quang nhận định.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng nhấn mạnh, so với kinh nghiệm của thế giới, năng lực vận chuyển của tuyến Hanoi BRT còn rất khiêm tốn, chỉ đạt khoảng 10% so với năng lực vận chuyển BRT của thế giới (với 15.000 hành khách/17 giờ/ngày, tương đương khoảng 882 hành khách/giờ, so với 9.000-20.000 hành khách/giờ của thế giới).

Như vậy, tiềm năng vận chuyển của tuyến BRT còn rất lớn và cần nghiên cứu để phát huy hiệu quả.

Nói về nguyên nhân dẫn tới Hanoi BRT chưa phát huy hiệu quả như mong đợi, chuyên gia Nguyễn Ngọc Quang cho biết, Hanoi BRT có một số điểm khác biệt so với BRT của thế giới, đó là làn dành cho BRT không phải là làn ưu tiên hoàn toàn cho xe buýt nhanh, chưa có hệ thống đèn tín hiệu ưu tiên nên BRT vẫn phải dừng chờ đèn đỏ tại các nút giao như các phương tiện giao thông khác.

Xe buýt của Hanoi BRT là loại một toa, tương tự như xe buýt thường, không có toa phụ, nên sức chở bị hạn chế, chỉ được tối đa 80HK/chuyến.

Theo đó, về lý thuyết, thời gian khai thác có thể đạt 24-30 phút cho một chiều từ Kim Mã đến Yên Nghĩa hoặc ngược lại, nhưng kết quả khảo sát thực tế cho thấy thời gian khai thác trung bình khoảng 45-55 phút/chiều.

“Như vậy, so với lý thuyết tuyến Hanoi BRT đã bị “lãng phí” khoảng 20±5 phút khai thác quý báu, chiếm khoảng 40-50% thời gian hành trình do việc không có làn dành riêng và không có đèn tín hiệu ưu tiên.

Điều đó đã làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của xe buýt nhanh và đã làm cho BRT không còn đúng nghĩa là xe buýt nhanh. Nếu điều này được khắc phục, chắc chắn BRT sẽ hấp dẫn hơn nhiều”, chuyên gia Nguyễn Ngọc Quang cho biết.

Về giải pháp nhằm tăng năng lực vận chuyển của BRT, chuyên gia này cho biết, một chuyến đi bằng giao thông công cộng luôn liên quan mật thiết tới việc di chuyển bằng giao thông phi cơ giới (đi bộ, xe đạp) hoặc các phương tiện giao thông tiếp cận khác như: minibus, jeepney, xe điện, tuc-tuc, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho giao thông phi cơ giới ở Hà Nội nói chung chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Đơn cử, cơ sở hạ tầng cho giao thông xe đạp, nội dung này đã hoàn toàn bỏ quên trong danh mục đầu tư dự án Hanoi BRT và cho đến nay hạng mục này cũng chưa được chính quyền thành phố quan tâm đầu tư.

“Xe buýt nhanh nói riêng sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi đặc tính cơ động được bảo đảm, nếu không, BRT sẽ không có gì khác biệt so với xe buýt thường.

Giải pháp để xe buýt nhanh phát huy hiệu quả là dành sự ưu tiên cao nhất cho BRT và quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng cho các loại hình giao thông tiếp cận, bao gồm: đi bộ, xe đạp, minibus, tuc-tuc, kết hợp chặt chẽ với hệ thống giao thông công cộng.

Đây là giải pháp căn cơ, mang tính quyết định tới sự thành bại của các giải pháp chống ùn tắc giao thông. Người dân chỉ từ bỏ xe máy và chuyển sang sử dụng giao thông công cộng khi hệ thống giao thông công cộng có thể đảm bảo về mặt thời gian đi lại của người dân”, TS. Nguyễn Ngọc Quang nhấn mạnh.

nang luc van chuyen cua hanoi brt chi bang 10 the gioi Có buýt nhanh BRT, nhiều người đã bỏ phương tiện cá nhân?
nang luc van chuyen cua hanoi brt chi bang 10 the gioi Buýt thường chung làn BRT: Buýt nhanh sẽ lâm cảnh... 'rùa bò'?
nang luc van chuyen cua hanoi brt chi bang 10 the gioi Uber, Grab, BRT và Metro là 4 'đối thủ' mới của taxi truyền thống?
chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.