Ngân hàng nhà nước yêu cầu báo cáo tình hình cho vay hỗ trợ người chăn nuôi bị dịch tả heo châu Phi

NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình dư nợ cho vay, dư nợ bị thiệt hại và kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi heo bị thiệt hại về vốn vay đến hết ngày 20/6/2019.

Báo cáo dư nợ cho vay, dư nợ thiệt hại với người vay chăn nuôi bị dịch tả châu Phi

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản số 4666/NHNN-TD về việc Hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hai do ảnh hưởng của dịch tả châu Phi.

Trước thực trạng dịch tả heo châu Phi bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi, trước đó, ngày 18/6/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42 triển khai giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh dịch.

Theo NHNN, để kịp thời nắm bắt dư nợ cho vay, dư nợ bị thiệt hại và kết quả triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi, yêu cầu NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, các tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung sau, trong đó có cáo cáo dư nợ cho vay, dư nợ bị thiệt hại và kết quả thực hiện các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi heo bị thiệt hại về vốn vay đến hết ngày 20/6/2019. Riêng các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi báo cáo về NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo NHNN. 

img4318-1560531259649764856013

Nghị quyết 42/NQ-CP khuyến khích thu mua heo sạch, không nhiễm bệnh để cấp đông. (Ảnh: Phúc Huy).

NHNN các tỉnh thành cũng được chỉ đạo tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch tả heo châu Phi, để chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, phòng giao dịch kịp thời thống kê dư nợ vay bị thiệt hại do dịch tả gây ra; chủ động thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại. 

Đặc biệt lưu ý đối với các cơ sở nuôi giữ, cung cấp con giống phát triển sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế.

Doanh nghiệp muốn được vay lãi suất bằng 0 để thu mua heo sạch dự trữ

Theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 18/6, một trong các giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch tả heo châu Phi mà Chính phủ yêu cầu là khuyến khích thu mua heo sạch, không nhiễm bệnh để tiêu thụ, cấp trữ đông nhằm giảm thiểu lây lan dịch, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Chính phủ cho rằng việc này nhằm ổn định giá heo không bị xuống thấp trong giai đoạn trước mắt và có nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường trong thời gian tới.Nghị quyết cũng dồng thời yêu cầu tăng cường kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm heo không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

img4269-15524590718981395199329-crop-15524592968181398761297

Vissan cho rằng người tiêu dùng vẫn thích dùng thịt nóng hơn so với thịt đông lạnh nên việc dự trữ, cấp đông thịt heo thời điểm này khiến doanh nghiệp khá lo lắng. (Ảnh: Phúc Huy).

Chính phủ giao Bộ Công Thương chỉ đạo các Sở Công Thương đôn đốc, theo dõi việc khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các giải pháp cấp bách trên.

Trong cuộc gặp gỡ với Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương cuối tháng 5, Tổng Giám đốc Công ty Vissan - Nguyễn Ngọc An, cho rằng Vissan đã chủ động tăng lượng heo giết mổ, cấp đông, duy trì khoảng 1.200 con heo/ngày.

Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của Vissan là không biết khi nào có thể giải phóng được lượng thịt heo đông lạnh, nếu như cuối năm, nguồn cung thịt nóng vẫn dồi dào, trong khi người tiêu dùng trong nước chỉ thích dùng thịt nóng, không có thói quen sử dụng thịt đông lạnh.Ông An cũng lo lắng chi phí cho giải pháp cấp đông dự trữ thịt heo cao hơn nhiều so với việc dùng thịt nóng bởi khâu bảo quản, nhân công, và cả hao hụt.

Ngoài Vissan, nhiều doanh nghiệp chuyên về thịt gia súc khác cũng cho rằng hiện khả năng cấp đông của họ đã hết, do kho đông lạnh không còn chỗ trống. 

heo1-1553596711960279629647

Chính phủ yêu cầu khẩn trương cấu trúc lại ngành chăn nuôi, tập trung chủ yếu chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản. (Ảnh: Phúc Huy).

Không riêng doanh nghiệp, các địa phương cũng rơi vào tình trạng tương tự khi không có kho cấp đông. Cụ thể, Đồng Nai được xem là "thủ phủ" heo miền Nam nhưng hiện lại không có kho đông lạnh. Tỉnh này cho rằng sẵn sàng đưa thịt heo để cấp đông ở TP HCM, nhưng phải có cơ chế hỗ trợ vận chuyển, kiểm dịch.

Tổng Giám đốc Vissan Nguyễn Ngọc An yêu cầu nhà nước phải có dự báo chính xác tình hình cung cầu, chống dịch, chi phí hỗ trợ... để doanh nghiệp không bị thiệt.

Cụ thể, Vissan mong muốn Nhà nước phải xác định lãi suất cho vay bằng 0, tiến độ trả nợ ngân hàng phải trên cơ sở tiến độ giải phóng hàng tồn kho của doanh nghiệp, Nhà nước cam kết có kênh tiêu thụ hàng tồn kho cho doanh nghiệp…

chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.