Chính phủ ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ người chăn nuôi có heo bị dịch tả châu Phi

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ cho các đối tượng, nhóm đối tượng chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả heo châu Phi.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa kí Nghị quyết 42/NQ-CP, về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống dịch tả heo châu Phi. Nghị quyết này được đưa ra theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 20/5/2019.

Nhận định về tình hình dịch tả heo châu Phi, Chính phủ cho rằng kể từ khi dịch bùng phát tại các nước láng giềng, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, nhờ vậy mà tốc độ lây lan và thiệt hại được hạn chế.

dich-8422-1558354852-9846-1560867474

Ngày 18/6, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về việc triển khai một số giải pháp cấp bách phòng, chống dịch tả heo châu Phi. (Ảnh: VGP).

Tuy nhiên, thời gian qua, công tác phòng chống, khống chế dịch cũng có nhiều hạn chế, bất cập như cấp uỷ, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm, tổ chức tiêu hủy heo bệnh chưa kịp thời, không bảo đảm yêu cầu, làm lây lan dịch bệnh.

Ngoài ra, theo Chính phủ, công tác bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch chưa kịp thời, thiếu nhất quán và có cả hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy heo xảy ra ở một số nơi.

Các nhóm đối tượng chăn nuôi được hỗ trợ ra sao?

Một trong những nội dung cấp bách về phòng chống dịch tả heo châu Phi được Chính phủ đưa ra trong Nghị quyết số 42 là quy định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương và hộ chăn nuôi bị thiệt hại.

Nghị quyết 42 nêu rõ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành quyết định về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả heo châu Phi.

Cụ thể, hỗ trợ các hộ nông dân, cơ sở chăn nuôi có heo buộc phải tiêu hủy do bệnh với mức hợp lí, dựa trên cơ sở giá thành, chi phí chăn nuôi và phù hợp cho từng loại heo. Trong đó, heo nái, heo đực giống đang khai thác được mức hỗ trợ cao hơn các loại heo khác.

Chính phủ yêu cầu việc triển khai hỗ trợ phải công khai, minh bạch, đúng đối tượng, dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp và người dân, không để xảy ra hiện tượng trục lợi chính sách.

chan_nuoi_heo

Chính phủ ban hành quyết định về cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả heo châu Phi. (Báo Long An).

Trong trường hợp doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 có heo buộc phải tiêu hủy, thì mức hỗ trợ bằng 30% mức hỗ trợ cho chủ cơ sở chăn nuôi, nhưng tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh.

Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và chủ hộ nuôi giữ heo giống cụ kị, ông bà, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/con đến cuối năm nay.

Theo Chính phủ, mức hỗ trợ 500.000 đồng/con với giống heo cụ kị này nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo duy trì đàn heo giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch.

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Cơ chế hỗ trợ các địa phương bị dịch thế nào?

Về chính sách hỗ trợ dịch tả heo châu Phi, Nghị quyết số 42 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành cũng quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Cụ thể, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách Nhà nước hỗ trợ thiệt hại.

images2190805_Phongchongdichtaheo_01

Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả châu Phi. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại, nếu có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương từ 50% trở lên, thì chủ động dùng dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ.

Ngược lại, các tỉnh, thành phố có tỉ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách Trung ương dưới 50% thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

Riêng các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách thì ngân sách Trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả châu Phi.

Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách Trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch, để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch tả heo châu Phi đã lan rộng đến 56 tỉnh, thành. Con số heo bị tiêu huỷ gần 2,6 triệu con, bằng 7,5% tổng đàn của cả nước. 

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.