Ngân hàng sẽ mạnh tay siết cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản trong năm 2022

Trong năm 2022, các TCTD dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Trong khi đó, vẫn tiếp tục thắt chặt mạnh hơn với lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.

Theo kết quả cuộc điều tra xu hướng tín dụng tháng 12/2021 do Vụ Dự báo, Thống kê Ngân hàng Nhà nước (NHNN), để thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, mặc dù mặt bằng rủi ro được nhận định tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021 nhưng các tổ chức tín dụng (TCTD) cho biết đã giảm đáng kể xu hướng thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng so với nửa đầu năm đối với cả nhóm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

Cụ thể, trong 6 tháng cuối năm 2021, các TCTD một mặt thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay và chi phí vốn bình quân, giảm phí phi lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Mặt khác, các TCTD thắt chặt hơn yêu cầu về tài sản bảo đảm, các điều khoản bổ sung trong hợp đồng tín dụng, yêu cầu điểm xếp hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng và hạn mức tín dụng đối với khách hàng để đảm bảo an toàn tín dụng.

Tuy nhiên, các TCTD cũng đã nới lỏng hơn đối với khách hàng cá nhân. Trong đó, các điều kiện và điều khoản cho vay được được nới lỏng’ đối với cho vay tiêu dùng, giữ nguyên đối với cho vay bất động sản để ở và thắt chặt’ đối với sử dụng thẻ tín dụng.

Xu hướng này dự kiến tiếp tục diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2022. Đặc biệt, bên cạnh việc tiếp tục thu hẹp chênh lệch lãi suất biên, các TCTD dự kiến gia tăng quy mô khoản vay hoặc hạn mức tín dụng tối đa để hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh.

Trong năm 2022, các TCTD dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình và áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Trong khi đó, vẫn tiếp tục thắt chặt mạnh hơn với lĩnh vực cho vay có rủi ro cao như đầu tư kinh doanh chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản và sử dụng thẻ tín dụng.

Các TCTD cho biết cơ sở để dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục là kỳ vọng về các yếu tố “Triển vọng kinh tế vĩ mô” khả quan, “Chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN” cùng với “năng lực tài chính của TCTD” được cải thiện.

Ở khía cạnh khác, mức độ rủi ro tín dụng tiếp tục được các TCTD dự báo tăng trong 6 tháng đầu năm 2022 nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái và được kỳ vọng giảm nhẹ trong cả năm 2022 so với năm 2021.

Trong đó, rủi ro tín dụng của một số lĩnh vực như “cho vay phục vụ nhu cầu đời sống”, “đầu tư công nghiệp hỗ trợ”; “cho vay đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp”; “đầu tư ngành vận tải, kho bãi”; “kinh doanh xuất nhập khẩu” và rủi ro tín dụng nội tệ được kỳ vọng điều chỉnh giảm.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.