Tôi nhớ thời đó cứ mỗi lần vào mùa mưa là nghệ sĩ kéo nhau ra Hà Nội diễn. Tôi được sát nhập với danh hài Duy Phương tháp tùng cùng đoàn Hương Đêm của Bầu Loan diễn dọc từ Phan Thiết, Nha Trang, Ninh Bình rồi các tỉnh ở Hà Nội.
Lê Quốc Nam |
Thời đó được xem là lưu diễn chứ không phải chạy show. Mỗi lần như thế chúng tôi chạy ít nhất 3 tháng. Nội việc diễn ở Cung Việt Xô là hết 10 đêm cháy vé. Khán giả hình như thèm chương trình hài miền Nam ghê lắm. Lúc đó hài kịch rất mạnh, các ca sĩ, diễn viên khác nhìn mà thèm muốn… Chuyện Việt Hương kể một ngày Tết chạy 12 show mệt quá lăn ra bất tỉnh, hoặc như Hoài Linh vừa diễn vừa truyền nước biển đối với dân hài là “chuyện thường ở huyện”.
Nhóm của tôi còn có Anh Vũ, Vân Anh, tính trung bình một show có 10 phút diễn 10 phút chạy. Muốn diễn show đúng giờ là phải có tên tuổi chứ không người khác giành ngay. Và khi nhóm mình đủ mạnh, lúc đó mình có quyền xếp lịch với bầu show, để tiện việc mình sắp xếp chạy show theo đúng cung đường đã lên kế hoạch.
Có lần để tiện thời gian chạy show, tôi đã nghĩ ra kịch bản chỉ dài đúng… 3 phút |
Có lần để tiện thời gian chạy show, tôi đã nghĩ ra kịch bản chỉ dài đúng… 3 phút, nhưng đủ hết các tình huống: yêu thương, giận hờn, trầm bổng độ cao trào để tạo tiếng cười thâm thúy cho người xem. Thoạt đầu ai nghe qua cũng bảo tôi... khùng.
Nhưng quả thật, hai tiểu phẩm Xe đạp ơi và Nhánh lan rừng của tôi đã trở thành nét độc đáo trong làng hài bấy giờ. Và cũng với tiết mục này, tôi tự hào mình đã có một bước đột phá mới, giúp các đồng nghiệp chạy show dư thời gian hơn 3 phút và trở thành điểm nhấn cho nhiều chương trình trong thời điểm đó. Tuy nhiên, ngày nào cũng chạy show từ 8 giờ sáng đến 12 giờ khuya, sau đó còn tụ tập ăn nhậu chút ít đến 2 - 3 giờ sáng là bình thường, nên nhiều anh em nghệ sĩ đến mùng bốn Tết mà không bị tắt tiếng là xem như một kỳ tích.
Còn hiện giờ, hai chữ chạy show đã trở thành quá khứ |
Còn hiện giờ, hai chữ chạy show đã trở thành quá khứ, bởi các sân khấu dường như đã đóng cửa, còn gọi nôm na là đã sập tiệm lâu rồi. Còn thời thịnh hành, ví dụ như sân khấu 135 còn diễn suất Tết vào lúc 23 giờ 30! Diễn cho ai xem vào giờ này? Là cho các em từ vũ trường, kéo theo mấy anh Việt kiều sau những giờ họ ăn chơi trong bóng tối chán rồi là họ kéo nhau đi xem... hài. Cười vang cả buổi diễn, khiến anh em phấn khởi lắm.
Có lần tôi dẫn cậu em đi theo diễn một tour từ Bình Dương, về Ga Sóng Thần, vọt lên Hóc Môn rồi dong về Cai Lậy và cuối cùng thẳng về Vĩnh Long diễn suất cuối. Nhưng khổ nỗi, ở điểm diễn Cai Lậy nghệ sĩ đông quá, mà ở Vĩnh Long thì gọi điện hối suốt. Thế là tôi báo với bầu show để mình đi trước, để cậu đàn em ở lại làm tin, sau khi diễn ở Vĩnh Long sẽ lập tức quay về kịp diễn show cuối cùng.
Vừa đến Vĩnh Long, khán giả thấy tôi mừng quá, reo hò inh ỏi, người xin hình, xin chữ ký... đỉnh điểm là có một số người ẵm tôi lên rồi cùng nhau quăng lên cao, chỉ đến khi tôi hô lên rằng mình bị huyết áp, khán giả mới ngừng màn tung hứng này lại.
Hồng Tơ |
Thật sự là cảm thấy vinh dự và phấn chấn, tôi diễn như lên đồng để đáp lại tình cảm của người dân. Diễn xong nhận phong bì tiền cát xê từ ông bầu, tôi theo thói quen bỏ vào giỏ xách thì hỡi ôi, túi trống trơn! Thì ra lúc được tung hô trước buổi diễn, một kẻ gian nào đó đã nhanh tay lượm hết các phong bì tiền.
Vừa buồn, vừa giận, đành nuốt hận chạy về Cai Lậy thì thấy khán giả đang ùn ùn kéo nhau ra về và đồng hồ thì đã điểm 11h30. Biết mình bị bể kèo, tôi mắc cỡ, đeo kính, bịt khẩu trang lẻn vào gặp ông bầu định nói lời xin lỗi.
Nào ngờ, vừa nhìn thấy tôi, ông bầu cười hể hả móc nguyên phong bì như đúng hợp đồng trao tay. Quá lạ, hỏi ra thì mới biết: Lúc tôi đi vắng, tới tiết mục của Hồng Tơ, khán giả la hét quá trời, bí quá cậu em bị ở lại “làm con tin” quyết định giả luôn Hồng Tơ ra diễn.
Cũng may, cậu em này mến mộ Hồng Tơ nên tự đặt danh hiệu Tơ Hồng, cũng thường mặc trang phục và để hàm râu dê giống y đúc Hồng Tơ nên khán giả cũng khó phân biệt. Sau phần chào sân, anh ta đã hát luôn bài ruột của tôi, diễn thêm một đoạn độc thoại kèm theo nụ cười “be he” đặc trưng Hồng Tơ nên khán giả vỗ tay quá chừng. Đây được xem là pha cứu bồ ngoạn mục, bởi không ai phát hiện người trên sân khấu là Hồng Tơ... giả.
Thật sự là cảm thấy vinh dự và phấn chấn, tôi diễn như lên đồng để đáp lại tình cảm của người dân |
Còn lần diễn nữa ở Bến Thành, sau khi diễn xong, tôi hẹn tay đàn em chạy ra sân khấu Hoa Vàng ở Quận 10 diễn tiếp. Không biết tay đàn em lơ ngơ nghe như thế nào mà hắn dẫn cô bạn diễn chạy qua công viên Đầm Sen ngồi chờ. Tôi tới điểm diễn chờ hoài không thấy mà điện thoại thì cứ báo tắt máy. Nghe MC giới thiệu tiết mục của mình, tôi bèn vọt ra sân khấu độc diễn một mình, sau đó chơi luôn bài vọng cổ dài gần 8 phút mà vẫn chưa thấy đồng nghiệp tới. Túng thế, tôi tiếp tục ngâm thơ, kể chuyện rồi đố vui với khán giả suốt 15 phút với một tâm trạng rối bời.
Kết thúc xuất diễn, tôi nhận cú điện thoại từ đàn em: “Máy em hết pin, vừa sạc được một chút alo anh nè, tụi em đến sân khấu chờ anh nãy giờ, anh đâu rồi sao không tới. Thì ra, hắn nghe lộn, chạy nhầm sân khấu, khiến tôi gần như tụt huyết áp vì cứ sợ... bể show.
Tấn Beo: Chạy show với chiếc xe... lựu đạn
Trong lần Tấn Beo chạy show về miền Tây, không biết thuê nhầm chiếc xe “lựu đạn” kiểu gì mà mới đi được 100 km là nó bắt đầu dở chứng. Đến khi vào một tiệm ven đường có người nhận ra Tấn Beo nên tình nguyện cực lực sửa xe.
Tấn Beo |
Vì ngày Tết, các phụ kiện xe không có ai bán, mà bộ phận amada của xe đã tan tành, thế là anh thợ trổ hết tài nghệ để chế xe, làm sao cho Tấn Beo có thể đến điểm diễn là được.
Xe Tấn Beo chạy tới đâu là máy nổ vang trời |
Tất nhiên là sau đó xe được sửa ngon lành, gài số, đạp thắng cũng ngọt ngào chỉ duy nhất là tiếng pô xe nó cứ nổ phành phạch như pháo đốt ngày Tết.
Có người còn tưởng Tấn Beo chơi trội nữa. |
Thế là từ chỗ sửa xe đến điểm diễn dài 30 cây số, xe Tấn Beo chạy tới đâu là máy nổ vang trời, còn thu hút hơn cả còi hú cứu thương, khiến tất cả người đi đường, không ai là không dừng lại trố mắt nhìn. Có người còn tưởng Tấn Beo chơi trội nữa.
Tấn Beo kể, ngày Tết chạy show, để hạn chế sự xui rủi đầu năm, cứ mỗi điểm diễn, khi bầu show đưa phong bì, là anh đều rút ra một tờ tiền bỏ vô bao rồi lì xì lại để lấy may mắn đầu năm. Anh quan niệm: Anh em làm nghề với nhau, ngoài chữ tín còn phải biết thông cảm yêu thương nhau, không nhất thiết phải làm khó dễ nhau khi gặp sự cố. Anh không chủ trương lấy giá cao vì để bầu show còn đường sống. Lỡ có ai muốn quỵt tiền diễn khi ế vé, anh chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng, ngày tết cư xử thế là không đẹp. Nếu thật sự khó khăn chỉ cần nói một tiếng là anh thông cảm liền... |
Cặp đồng tính đón Tết: 'Yêu xa, tụi mình mỗi năm đón Tết một nhà để cân bằng hòa khí 2 bên gia đình' | |
Chàng trai đồng tính đi 'làm dâu' ngày Tết: Tất cả chỉ là chuyện nhỏ |