Những chiếc ghe neo đậu dọc bờ kênh Tẻ (đường Trần Xuân Soạn, quận 7) chở đủ loại trái cây miệt vườn đã biến nơi đây thành khu giao thương độc đáo mang đậm văn hóa miền Tây giữa Sài Gòn.
Vốn là những thương hồ, buôn bán khắp các chợ nổi miền Tây Nam Bộ. Họ chọn cách sống lênh đênh, lấy ghe làm nhà ngược dòng lên tới Sài Gòn để giao thương mong kiếm được một cuộc sống tự do, ấm no hơn.
"Dưới quê không có ruộng, cảnh làm thuê thì cực khổ và gò bó, lên bờ cũng chẳng biết làm gì nên chọn cách lên đênh, xuôi ngược nay đây mai đó, cốt là để kiếm sống nuôi gia đình. Dù có khó khăn, vất vả nhưng đổi lại là cuộc sống tự tại chẳng đụng chạm đến ai... sống thế cho thoải mái!" - chị Hương (quê Cần Thơ) tâm sự.
|
Mặt hàng chủ yếu là trái cây, chuối, mít, dừa...những đặc sản của từng tỉnh miền Tây Nam Bộ. |
Trong số những con thuyền neo đậu, không ít hộ dân đã gắn bó với cái ghe bám trụ tại đây hết cả nửa đời người. Bao nhiêu thế hệ cứ thế sinh sống, chen chúc và lớn lên trong một chiếc ghe chật hẹp, thiếu thốn đủ phần. Ngày nắng thì rát lưng, ngày mưa thì ướt vai nhưng với họ chiếc ghe đã trở thành tri kỷ, đến cùng nhau và về cũng sẽ cùng nhau.
|
Những đứa trẻ cũng sống trong cảnh lênh đênh, theo cha mẹ ngược xuôi nay đây mai đó. |
|
Một trái dừa xiêm giá chỉ 10.000 đồng, rẻ hơn không it nếu mua ở chợ. |
|
Họ bày bán trên cả vỉa hè, giúp người mua dễ dàng lựa chọn. |
|
Những nải chuối chín vàng ươm được chủ ghe cất tận từ các tỉnh miền Tây, xuất xứ rõ ràng, chất lượng được đảm bảo. |
|
Đều là những loại trái cây cất tận vườn nên giá cả rẻ hơn so với trong chợ hay siêu thị. Không ít khách hàng ở xa tìm tới chỉ để mua được loại trái cây cất tận từ quê nhà. |
|
Một chiếc ghe chở đầy dừa xiêm từ Bến Tre vừa cập bến khu chợ. |
|
Để bảo quản hàng hóa tránh những ngày nắng chói chang hay những ngày mưa ròng làm hư hại họ phải tìm nhiều cách che chắn. |
|
Cứ 3 -5 ngày, họ lại xuôi dòng về nơi miệt vườn chở những chuyến hàng đầy ắp rồi ngược lên thành phố. |
|
Những chiếc ghe cũ, tơi tả theo theo thời gian vừa là nơi an cư vừa là cần câu cơm giúp người dân kiếm sống. |
|
Cuộc sống khó khăn, nhiều chiếc ghe đã vài năm không được sửa sang, rào che bằng những tấm bạt tạm bợ. |
|
Vì cuộc sống lênh đênh nhiều gia đình phải gửi con ở quê, cả tháng trời mới ghé về thăm con được một lần. có gia đình ổn định hơn họ gửi con học tại trường nội trú hoặc trường của những mái ấm tình thương trên thành phố. |
Ông Tâm (quê Hậu Giang) người đã có hơn 20 năm làm nghề thương lái chia sẻ rằng: "Ai mà muốn sống trong cảnh bấp bênh như thế này nhưng chiếc ghe như đã ăn sâu vào con người, dứt bỏ là bỏ đi một phần da thịt, chỉ có những người như chúng tôi mới hiểu hết thôi".