Ngoài iFan, còn những đồng tiền ảo đa cấp nào khác mà người Việt đang đầu tư?

Sau thương vụ lừa thế kỷ tại Việt Nam với số tiền các nhà đầu tư có thể bị mất trắng lên đến 15 nghìn tỷ. Giới chơi coin (tiền ảo) mới ngỡ ngàng nhận ra, phải chăng các nhà đầu tư nước mình dễ bị lừa quá? Và hiện nay có bao nhiêu đồng tiền ảo dạng đa cấp này đang tồn tại ở Việt Nam?

Sự sụp đổ của Ifan – cái kết đắng ngắt dành cho hàng chục nghìn người muốn “ngồi mát ăn bát vàng”

Đến ngày hôm nay, nổi tiếng nhất trong số những đồng tiền ảo đa cấp là đồng iFan coin. Lượt tìm kiếm từ khóa “iFan” và “iFan là gì” trên trang Google tăng đột biến. Chỉ với một thao tác gõ từ iFan trên thanh công cụ tìm kiếm của Google và chờ đợi chưa đến nửa giây sau, Google search sẽ trả về hơn 4.7 triệu kết quả tìm kiếm liên quan đến từ khóa này.

Trong khi đó, nếu là người rành một chút về công nghệ, bạn quay trở lại tìm kiếm cụm từ iFan từ ngày 30/3 trở về trước đó, thì bất ngờ là gần như không có một chút dấu vết nào của cụm từ iFan hay tiền ảo iFan coin mà chỉ là các trang web nước ngoài, hay quạt điện iFan của Công ty TNHH Công nghiệp Nghệ Năng (một công ty sản xuất quạt làm mát tại TP.HCM). Như vậy, chỉ trong vòng 2 ngày lượt tìm kiếm về cụm từ “iFan” đã tăng lên chóng mặt. Vậy iFan là gì?

ngoai ifan con nhung dong tien ao da cap nao khac ma nguoi viet dang dau tu
Quảng cáo mức lợi nhuận khủng mà các nhà đầu tư có thể nhận được khi tham gia vào iFan.

Theo một nhà đầu tư từng rót tiền vào iFan cho biết: Ban đầu, những người tham gia vào iFan được ông Tuấn (tức Lê Ngọc Tuấn hay Tuấn Scam, Tuấn Cam) giới thiệu iFan là một dự án tiền kỹ thuật số được thành lập theo Luật pháp Singapore. Ý tưởng ban đầu của đồng tiền kỹ thuật số này là iFan sẽ dùng để thanh toán các dịch vụ giữa người nổi tiếng và fan hâm mộ. iFan có thể được dùng để trao đổi, thanh toán hóa đơn vé show diễn, phí down các bài hát, mua sản phẩm,… tặng tiền cho các ca sĩ, thần tượng. iFan được điều hành bởi công ty Showbiz Store, thuộc tập đoàn v-Fan (Hoa Kỳ) do ông Diệp Khắc Cường là chủ tịch.

Tuy nhiên, sau khi bỏ rất nhiều tiền đầu tư vào dự án iFan, người này cùng với rất nhiều những nhà đầu tư khác mới biết được một sự thật rằng iFan thực chất không phải là một dự án có thật đến từ Singapore. Mà là một website do ông Tuấn và nhóm kinh doanh có tên Lion Team do ông Tuấn đứng đầu lập ra nhằm đánh lừa các nhà đầu tư.

Cụ thể, cách làm của iFan là: Lấy tiền của người tham gia sau trả cho người tham gia trước. Khi càng có nhiều người mới tham gia thì số tiền mà những người đã tham gia trước được hưởng ngày càng nhiều. Nhà đầu tư nào trực tiếp môi giới, giới thiệu được người khác tham gia vào mua tiền ảo của iFan (gọi là iFan coin) thì ngoài việc được tiền sẽ được thêm một khoản hoa hồng khoảng 8%.

Người đứng đầu hệ thống mạng lưới (ông Lê Ngọc Tuấn – sáng lập ra iFan) sẽ được hưởng 8% số tiền mà mỗi người chơi mới tham gia mua iFan coin, người do ông Tuấn trực tiếp tuyển sẽ là đại lý cấp 2, hưởng 4% số tiền mà người chơi mới tham gia mua iFan coin, những vị trí tiếp theo từ đại lý cấp 3 (do đại lý cấp 2 tuyển) sẽ nhận được số phần trăm từ 2% cho đến 0.1% (tức đại lý cấp 8) số tiền của người mới tham gia vào hệ thống iFan. Hình thức chia như vậy được gọi là coin đa cấp.

ngoai ifan con nhung dong tien ao da cap nao khac ma nguoi viet dang dau tu
Hệ thống tiền ảo đa cấp với mức lợi nhuận chia cho những leader. Ở vị trí cao sẽ hưởng nhiều hoa hồng hơn từ những người tham gia mới.

Để lừa được nhiều người tham gia, Lê Ngọc Tuấn cùng với nhánh của mình đã vẽ ra những lợi ích “trên trời” dành cho các nhà đầu tư như: cam kết có lãi hàng tháng lên tới 48%/ tháng ngay khi tham gia vào iFan, lập quỹ bảo hiểm xã hội iFan cho tất cả các thành viên iFan; liên kết với Visa/ Master để phát hành thẻ iFan có thể sử dụng ở trên toàn thế giới; tiến hành cấp quốc tịch thuộc liên minh Châu Âu cho các thành viên Leaders đủ tiêu chuẩn,... cùng với nhiều tiện ích cao cấp khác. Điều này đã khiến cho các nhà đầu tư thiếu hiểu biết, hạn chế về thông tin, trình độ, lại ham làm giàu, muốn “ngồi mát ăn bát vàng” mờ mắt và đầu tư vào iFan.

Sau khi khó thu hút được các thành viên mới, lượng tiền mà người mới đóng vào không đủ để trả lãi cho những người chơi cũ, iFan bắt đầu có hành động tuyên bố không trả tiền mặt cho những người đã tham gia vào iFan. Mà thay vào đó là trả tiền ảo iFan coin (với mỗi coin tương ứng với 5USD). Các nhà đầu tư lúc này tranh nhau bán tháo iFan coin, khiến cho giá coin liên tục giảm xuống từ 5USD/ iFan coin còn 0.2USD/ iFan coin. Đến lúc này, nhiều nhà đầu tư mới vỡ lẽ ra là mình bị lừa mất trắng. Bỏ hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng để nhận về những đồng tiền ảo mà đến lúc này coi như là vô giá trị.

Ngoài iFan, tại Việt Nam còn có những đồng tiền ảo đa cấp nào khác tương tự?

Trước tiên, cần phải hiểu tiền ảo đa cấp (Coin multi level marketing – Coin MLM) là hình thức đầu tư vào tiền ảo thông qua các chính sách cho vay để trả lãi cho nhà đầu tư. Tức là lấy tiền của nhà đầu tư sau (mới vào) trả tiền cho nhà đầu tư trước đó. Liên tục tuyển người mới tham gia hệ thống để có tiền trả cho những người tham gia.

Những nhà đầu tư tham gia bằng cách cho nhà cái vay tiền, thông qua việc mua các gói đầu tư. Chủ đầu tư sẽ được nhận tiền lãi % hàng ngày, hàng tháng tương tự như gửi vào ngân hàng nhưng cao hơn rất nhiều tùy vào gói mình mua. Lãi hàng tháng mà nhà đầu tư có thể có được lên đến 48%/ tháng.

Đa số những coin truyền thống hiện nay đều khó so sánh với các coin MLM như Bitconnect (đã đóng cửa), Hextra, iFan,... Vì mốt số tin đồn những coin MLM lúc ICO khi lên sàn lợi nhuận nhà đầu tư có thể thu được x10 x20 lợi nhuận. Những tin đồn này làm cho ai cũng tin vào và cộng đồng ngày càng nhiều và làm cho đồng coin ngày càng tăng mạnh.

Tại Việt Nam, không có số liệu cụ thể về số lượng người chơi (đầu tư) các loại tiền ảo. Nhưng khi nhìn vào các group bàn về tiền ảo trên Facebook thì số lượng lên tới hàng chục nghìn thành viên tham gia. Một số đồng tiền ảo đa cấp hiện nay có nhiều người Việt Nam đầu tư bao gồm: iFan, Pincoin, Western, Regalcoin, Oac, Hextracoin, Davorcoin, Asamamining...

Với số lượng hàng chục nghìn người Việt tham gia đầu tư vào các đồng tiền ảo đa cấp, vì vậy khi xảy ra scam (lừa đảo) thì thiệt hại không hề nhỏ.

Một trong những đồng tiền ảo đa cấp có quy mô và giá trị lớn nhất thế giới (đã từng) là Bitconnect. Đồng tiền này ra mắt vào tháng 11 năm 2016, trở thành một trong những dự án có màn ICO thành công nhất lịch sử ICO tiền ảo với giá trị tăng gấp hơn 3000 lần trong vòng 1 năm. Từ giá khởi điểm khi ICO là 0,12 USD, đến cuối năm 2017 có lúc Bitconnect đã chạm mốc kỷ lục gần 400 USD một đồng. Tuy vậy, với bản chất là đồng tiền ảo đa cấp, và việc trả lãi cho người tham gia quá cao (30 – 40%/ tháng) bong bóng Bitconnect đã sụp đổ. Kéo theo đó là hàng trăm nghìn người trên toàn thế giới mất trắng số tiền đã đầu tư vào Bitconnect. Đây được ghi nhận là một trong những vụ vỡ hụi lớn nhất thế giới từ trước tới giờ trong lĩnh vực tiền kỹ thuật số.
ngoai ifan con nhung dong tien ao da cap nao khac ma nguoi viet dang dau tu Lộ diện các 'ông chủ' tiền ảo đa cấp bị tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng

Có vốn điều lệ 100 tỷ đồng và mới chỉ thành lập vào tháng 10/2017 nhưng Công ty cổ phần Modern Tech bị tố là ...

ngoai ifan con nhung dong tien ao da cap nao khac ma nguoi viet dang dau tu Phía Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng về tin liên quan đến công ty lừa đảo iFan

Phía Đàm Vĩnh Hưng giải thích nam ca sĩ chưa từng ký hợp đồng đại diện hình ảnh nào với công ty đầu tư tiền ...

ngoai ifan con nhung dong tien ao da cap nao khac ma nguoi viet dang dau tu iFan kiếm tiền như thế nào?

15.000 tỷ đồng mà iFan bị tố lừa đảo là con số vô cùng lớn. Tuy nhiên chuỗi đa cấp khổng lồ này có cách ...

chọn
BCG Land muốn tăng vốn lên 16.000 tỷ, sắp bán nốt 20% giỏ hàng tại Malibu Hội An
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo BCG Land đã chia sẻ về mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ vào năm 2028. Đối với Malibu Hội An, 20% giỏ hàng còn lại sẽ được triển khai kinh doanh trong quý II và ghi nhận kết quả đầu quý III năm nay.