Ngôi làng kì lạ 'thoắt ẩn thoắt hiện', chỉ xuất hiện một lần trong năm

Ngôi làng kì lạ ở bang miền tây Ấn Độ chỉ được nhìn thấy mỗi năm một lần. Sau đó, nó “mất tích” dưới nước suốt 11 tháng còn lại.

Đó là làng Curdi, một ngôi làng nằm ở bang Goa miền tây Ấn Độ. Curdi nằm giữ hai ngọn đồi ở phía tây Ghats với sông Salaulim - một nhánh của một trong những con sông lớn tại Goa chạy qua làng.

Ngôi làng kì lạ thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ xuất hiện một lần trong năm - Ảnh 1.

Làng Curdi bị đập nước nhấn chìm suốt 11 tháng trong năm, chỉ xuất hiện mỗi năm một lần duy nhất

Nơi đây từng là một ngôi làng trù phú. Tuy nhiên mọi chuyện chấm dứt vào năm 1986 khi đập nước đầu tiên được xây dựng đã nhấn chìm toàn bộ làng. 

Theo định kì, cứ tới tháng 5 mỗi năm, khi nước rút đi, những gì còn sót ở một ngôi làng Curdi cũ trước kia lại hiện lên. Vào ngày nước rút, những cư dân gốc trong làng sẽ tụ tập với nhau để mở tiệc ăn mừng.

Ngôi làng kì lạ thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ xuất hiện một lần trong năm - Ảnh 2.

Sau khi nước rút, nền cũ của ngôi làng xưa hiện lên

Ngôi làng trù phú này từng là nơi sở hữu đất đai màu mỡ, với dân số gần 3000 người. Họ sống nhờ canh tác lúa, trồng trọt dừa, hạt điều, xoài và mít. Ngôi làng cũ cũng có ngôi đền chính cùng đền nhỏ hơn, một nhà nguyện và một đền thờ Hồi giáo.

Kể từ khi Goa được giải phóng khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1961, mọi chuyện cũng thay đổi. Đầu tiên, thủ hiến bang, ông Dayanand Bandodkar tới thăm làng và cho biết sẽ xây dựng con đập đầu tiên tại bang Goa. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của con đập sẽ mang lại lợi ích thế nào với người dân ở miền nam Goa.

“Thủ hiến bang nói, con đập sẽ nhấn chìm ngôi làng, nhưng sự hi sinh của chúng tôi sẽ cống hiến vì lợi ích lớn hơn”, cụ ông Gajanan Kurdikar, 75 tuổi, một cư dân gốc của làng nhớ lại.

Ngôi làng kì lạ thoắt ẩn thoắt hiện, chỉ xuất hiện một lần trong năm - Ảnh 3.

Vào ngày ngôi làng cũ hiện lên, cư dân gốc sẽ tập trung lại, tổ chức các nghi thức tôn giáo và mở tiệc ăn mừng

Sau đó, hơn 600 hộ gia đình bao gồm cả nhà ông Kurdika di dời tới các ngôi làng gần đó. Họ được cấp đất làm nhà ở, nhận tiền bồi thường.

"Khi tới ngôi làng mới, chúng tôi hoàn toàn không có gì", Inacio Coleues, một người dân nhớ lại. Inacio là một trong số ít những gia đình đầu tiên tái định cư vào năm 1982. Họ phải ở những ngôi nhà tạm thời, cho tới khi xây được nhà riêng. Phải mất tới hơn 5 năm sau, một số người ở Curdi mới từ bỏ vĩnh viễn được chỗ ở từng là nơi “chôn rau cắt rốn” của mình.

Trong khi đó, ông Kurdikar cùng gia đình rời làng Curdi năm ông 10 tuổi. “Theo trí nhớ của tôi, gia đình tôi là một trong những người cuối cùng rời làng. Đó là một ngày mưa rất to từ đêm hôm trước. Nước từ cánh đồng bắt đầu chảy vào nhà khiến chúng tôi phải đi ngay”.

Đúng như kế hoạch, con đập đầu tiên ở bang Goa xuất hiện, cấp nước cho tất cả người dân ở phía nam. Đó là dự án thủy lợi Salaulim, được xây dựng trên bờ sông Salaulim, cung cấp nước uống, tưới tiêu và công nghiệp cho hầu hết người dân trong vùng.

Cứ đến tháng 5 mỗi năm, khi nước rút, ngôi làng cũ hiện lên cùng với những gì sót lại của nhiều ngôi nhà cũ, bao gồm cả các món đồ đạc cũ hỏng bị bỏ lại. Đó cũng là thời điểm cư dân gốc ở Curdi trở lại quê hương, cùng nhau ôn lại kỷ niệm cũ, đồng thời thực hiện nghi lễ tôn giáo và tiệc tùng.



chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.