Ngôi nhà 'chẳng giống ai' nổi bần bật giữa khu phố cổ

Một ngôi nhà không chỉ là chỗ để con người trú ngụ mà còn là nơi có thể gửi gắm tâm hồn và những khát khao. Vậy nên mặc dù ngôi nhà này rất nhỏ nhưng nó mang lại một cảm giác bình yên, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, náo nhiệt của đô thị xung quanh.
01-Aerial_View-15

(Ảnh: Chao Zhang)

Theo Arch Daily, dự án này nằm trên một con ngõ dài và quanh co trong khu vực trước đây từng là nơi cư ngụ của những hậu duệ của vị tướng Mông Điềm huyền thoại thời nhà Tần (Trung Quốc). Ngôi nhà này vốn là một ngôi nhà 3 tầng làm bằng gạch và bê tông được xây dựng từ năm 1985, mỗi tầng có diện tích khoảng 22m2. Đây là một khu vực dân cư đông đúc, nhà cửa san sát.

(Ảnh: Chao Zhang)

Phía Đông của ngôi nhà liền kề với tường nhà bên cạnh trong khi phía Tây và Bắc thì cách nhà kế bên 30cm và 90cm. Con ngõ với chiều rộng chỉ vỏn vẹn 80cm nằm ở hướng Nam của ngôi nhà là lối đi duy nhất để ra vào khu vực này. Ngõ hẻm này hẹp tới mức chỉ vừa đủ cho hai người đi bộ ngược chiều. Bên cạnh việc nhỏ hẹp, chật chội, tối tăm và nằm sát sàn sạt với các nhà hàng xóm, hiệu suất nhiệt của ngôi nhà này còn rất kém, tiềm tàng những hiểm họa khôn lường với những người sinh sống bên trong. Đây là những vấn đề thường xảy ra trong quá trình cải tạo các khu phố cổ.

02-Exterior_View_before_Regenerationnurbanus

Ngôi nhà trước khi cải tạo (Ảnh: Chao Zhang)

03-the_Alley_View_before_Regeneration_3nurbanus

Ngõ hẻm dẫn vào nhà (Ảnh: Chao Zhang)

Kế hoạch cải tạo ngôi nhà này bắt đầu từ phần nội thất bên trong với mục đích sắp xếp lại các khu vực trong nhà nhằm đáp ứng được các sinh hoạt hàng ngày trong một không gian vô cùng hạn hẹp. Những phần thông sàn hợp lí tạo sự thống nhất cho toàn bộ không gian đồng thời giếng trời ở tầng cao nhất giúp mang ánh sáng tự nhiên vào nhà. Những khoảng sáng – tối, đóng – mở được sắp đặt hợp lí khiến không gian trở nên rộng rãi hơn nhiều so với diện tích thật của nó.

06-1f-1

(Ảnh: Chao Zhang)

06-3f-5

(Ảnh: Chao Zhang)

06-1f-8

(Ảnh: Chao Zhang)

06-1f-5

(Ảnh: Chao Zhang)

Việc đầu tiên cần làm khi thi công đó là củng cố lại cấu trúc nhà. Cầu thang một vế cũ được thay bằng cầu thang hai vế và đèn được gắn thêm ở bức tường phía Bắc và Nam của căn nhà để tăng hiệu quả chiếu sáng. Những chiếc cửa sổ được thiết kế tỉ mỉ ở nhiều vị trí khác nhau không chỉ giúp tổng thể căn nhà sáng sủa hơn mà còn giúp mở rộng tầm mắt ra không gian bên ngoài.

(Ảnh: Chao Zhang)

Ở tầng cao nhất của ngôi nhà có một căn phòng nhỏ được làm hoàn toàn từ kính với khoảng sân trước mặt có thể ôm trọn tầm nhìn cả thành phố xung quanh. Đây được thiết kế như một không gian mở thích hợp cho nhiều hoạt động khác nhau như ngắm trăng, uống trà hoặc thiền.

06-4f-3

(Ảnh: Chao Zhang)

06-4f-8

(Ảnh: Chao Zhang)

Một ngôi nhà không chỉ là chỗ để con người trú ngụ mà còn là nơi có thể gửi gắm tâm hồn và những khát khao. Vậy nên mặc dù ngôi nhà này rất nhỏ nhưng nó mang lại một cảm giác bình yên, tách biệt hoàn toàn với sự ồn ào, náo nhiệt của đô thị xung quanh.

Sau khi đi hết con hẻm nhỏ được chiếu sáng bằng một ánh đèn leo lét, đập vào mắt bạn sẽ là một luồng ánh sáng chói lọi. Ánh sáng trong ngôi nhà này cũng được thiết kế sáng dần lên từ tầng một cho tới nóc, người vào nhà sẽ có cảm giác đi từ bóng tối ra ánh sáng, đi từ sự đè nén đến sự giải thoát.

(Ảnh: Chao Zhang)

Những mảnh đá nhỏ màu nâu sẫm sần sùi được chọn để trang trí phía ngoài ngôi nhà vì màu sắc của nó sẽ rất hài hòa với những ngôi nhà có tuổi xung quanh. Dần dần khi năm tháng đi qua, toàn bộ ngôi nhà này sẽ ngày càng hòa lẫn với không gian xung quanh. Sau khi cải tạo, mặc dù ngôi nhà vẫn chỉ chiếm một vị trí khiêm tốn trong khu phố cổ, không khác vị thế của nó ba đầu là mấy, nhưng lại mang đến cảm giác thân thuộc, dang rộng vòng tay chào đón những chủ nhân của nó trở về giữa cuộc sống bề bộn này.

(Ảnh: Chao Zhang)

01-Aerial_View-13

(Ảnh: Chao Zhang)

Ngôi nhà này là một tế bào rất nhỏ tạo nên bộ mặt xưa cũ của thành phố Quảng Châu. Đây chỉ là một ví dụ cho tiến trình cải tạo, nâng cấp hạ tầng của thành phố nhưng dự án này có tham vọng sẽ thể hiện được sự hồi sinh của các khu vực mang tính lịch sử. Đây được coi là một phương án thay thế cho mô hình đổi mới đô thị kiểu tabula rasa (san phẳng thành bình địa) đang thịnh hành.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.