Gia chủ Hà Nội gộp hai căn hộ thành một ‘biệt thự trên không’

Căn hộ không đi sâu vào đồ nội thất, trang trí mà gây ấn tượng nhờ không gian kiến trúc lạ mắt.
Gia chủ Hà Nội gộp hai căn hộ thành một ‘biệt thự trên không’ - Ảnh 1.

Cặp vợ chồng trẻ mua hai căn hộ bàn giao tường ngăn xây thô cùng diện tích 93m2, thiết kế giống hệt nhau, nằm ở tầng 12 và 12a, trong một tòa nhà cạnh Hồ Tây. Các kiến trúc sư đã đưa ra ý tưởng làm một "biệt thự trên không", nhằm đáp ứng nhu cầu có một không gian sống đẹp và hiện đại, đồng thời phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của chủ nhà. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-2

Giống như hầu hết các căn hộ chung cư, căn hộ này có một mặt thoáng phía trước, nhưng lại có đến hai tầm nhìn. Phía bên trái có thể ngắm toàn cảnh Hồ Tây và cầu Nhật Tân, là bức tranh sống động nhiều màu sắc khi thời gian, thời tiết thay đổi. Tầm nhìn này được khai thác tối đa qua khung cửa thoáng rộng lắp kính tản nhiệt. (Ảnh: Lê Hoàng)

Gia chủ Hà Nội gộp hai căn hộ thành một ‘biệt thự trên không’ - Ảnh 3.

Ngược lại, bên phải là các tòa nhà chung cư khác. Để khắc phục tình trạng hàng xóm có thể nhìn thấy mọi sinh hoạt của nhau qua ô cửa sổ rộng, một cây xanh được đặt ở đúng vị trí này, có giá trị như một lớp rèm thiên nhiên. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-3

Ngược lại, bên phải là các tòa nhà chung cư khác. Để khắc phục tình trạng hàng xóm có thể nhìn thấy mọi sinh hoạt của nhau qua ô cửa sổ rộng, một cây xanh được đặt ở đúng vị trí này, có giá trị như một lớp rèm thiên nhiên. (Ảnh: Lê Hoàng)

Gia chủ Hà Nội gộp hai căn hộ thành một ‘biệt thự trên không’ - Ảnh 5.

Khoảng thông tầng - cầu thang kết nối giữa hai tầng được đặt ở vị trí tối nhất, còn gọi là "góc chết" của căn hộ nhằm khắc phục nhược điểm về ánh sáng, tạo điều kiện thông gió tự nhiên giữa hai tầng, giúp các phòng chức năng được tiếp xúc trực tiếp với nắng và gió. Giải pháp này cũng làm giảm tiếng ồn từ không gian sinh hoạt chung ở tầng một tác động đến không gian nghỉ ngơi, học tập phía trên. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-4

Tầng một là không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình. Đây là một không gian mở được ngăn cách ước lệ bởi ba bức tường trắng với những lỗ tròn tự do, tạo ra những khoảng không gian vừa riêng lại vừa chung cho sảnh, phòng khách, phòng ăn, bếp, phòng thờ. Nhờ thế, ánh sáng tự nhiên có thể len lỏi sâu vào tận các ngóc ngách trong nhà. (Ảnh: Lê Hoàng)

Gia chủ Hà Nội gộp hai căn hộ thành một ‘biệt thự trên không’ - Ảnh 7.

Những lỗ tròn được đục tự do, như hạt sen trên đài sen, tiếp tục xuất hiện trên một bức tường cong xoắn ốc như tâm điểm của tầng hai, giúp chia không gian thành những phân khu chức năng khác. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-5

Khoảng thông tầng - cầu thang kết nối giữa hai tầng được đặt ở vị trí tối nhất, còn gọi là "góc chết" của căn hộ nhằm khắc phục nhược điểm về ánh sáng, tạo điều kiện thông gió tự nhiên giữa hai tầng, giúp các phòng chức năng được tiếp xúc trực tiếp với nắng và gió. Giải pháp này cũng làm giảm tiếng ồn từ không gian sinh hoạt chung ở tầng một tác động đến không gian nghỉ ngơi, học tập phía trên. (Ảnh: Lê Hoàng)

Gia chủ Hà Nội gộp hai căn hộ thành một ‘biệt thự trên không’ - Ảnh 9.

Phòng ngủ của trẻ được bố trí nối tiếp với không gian sinh hoạt chung, cầu thang và được ngăn cách bằng vách kính lớn, trong suốt, có rèm. Việc bố trí như vậy giúp các bé có thêm không gian vui chơi và không gian phòng ngủ của trẻ như được mở rộng hơn. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-6

Một lối đi trải sỏi dẫn đến chân cầu thang gỗ được thiết kế theo phong cách tối giản giúp không gian gần gũi với thiên nhiên hơn. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-8

Trên tầng hai, phòng ngủ của bố mẹ được bố trí bên trái mặt bằng và trải dài hết chiều sâu căn hộ bao gồm ba không gian kết hợp với nhau: không gian ngủ, khu vực thay quần áo, và vệ sinh riêng được bố trí bên trong bức tường cong. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-9

Phòng ngủ của trẻ được bố trí nối tiếp với không gian sinh hoạt chung, cầu thang và được ngăn cách bằng vách kính lớn, trong suốt, có rèm. Việc bố trí như vậy giúp các bé có thêm không gian vui chơi và không gian phòng ngủ của trẻ như được mở rộng hơn. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-10

Nhà vệ sinh chung được đưa vào giữa hai phòng ngủ nhưng không ảnh hưởng đến công năng sử dụng của hai phòng ngủ. Nhờ thay đổi này, khu vực vệ sinh chung có thêm ánh sáng tự nhiên cũng như thêm tầm nhìn ra Hồ Tây một cách kín đáo. (Ảnh: Lê Hoàng)

photo-11

Thiết kế mới đã giúp toàn bộ không gian của căn hộ tận dụng tối đa nguồn năng lượng sạch. Đó là ánh sáng chan hòa vào ban ngày, gió tự nhiên và trao đổi không khí giữa hai tầng, góp phần giảm thiểu việc sử dụng điện năng. (Ảnh: Lê Hoàng)


chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.