Xu hướng thiết kế kiến trúc và nội thất tối giản: Tại sao 'càng đơn giản càng đẹp'?

"Càng đơn giản càng đẹp" nghe thì có vẻ sáo rỗng nhưng nó thể hiện bản chất của xu hướng thiết kế tối giản.

"Càng đơn giản càng đẹp" nghe thì có vẻ sáo rỗng nhưng nó thể hiện bản chất của xu hướng thiết kế tối giản. Cùng với trào lưu nghệ thuật thị giác (Visual art) ở Mỹ những năm 1960 – 1970, chủ nghĩa tối giản đã bắt đầu manh nha và ngày càng phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. 

Thiết kế tối giản có thể được định nghĩa là những thiết kế tập trung thể hiện những yếu tố cơ bản và thiết yếu nhất của một sản phẩm hoặc đối tượng nào đó bằng cách loại bỏ toàn bộ những chi tiết rườm rà, thừa thãi. Cũng như sự ra đời của những xu hướng khác, xu hướng thiết kế tối giản là sự thay thế cho một triết lí thiết kế đã lỗi thời.

Sự tối giản có ở quanh ta. Bạn có thể thấy hình bóng của nó ở mọi nơi, từ giao diện người dùng trên website hoặc ứng dụng bạn yêu thích tới hộp quà bạn mới được tặng hay chiếc cốc ở một quán cà phê nào đó.

05341c6e321c61677e3f078302c545ee

Nguồn gốc của trường phái thiết kế tối giản

Chủ nghĩa tối giản là sự bác bỏ xu hướng thiết kế mang tính chủ quan thái quá cũng như nghệ thuật trừu tượng. Bằng cách giản lược một đối tượng nào đó tới mức cơ bản, thiết kế tối giản hướng tới tôn vinh bản chất thật của nó. Ngược lại, chủ nghĩa trừu tượng là cách tiếp cận nghệ thuật theo hướng chối bỏ bản thể với những cảm xúc mãnh liệt, từ đó sản sinh ra những thiết kế hỗn độn, nổi loạn, thậm chí là hư vô. Vậy nên sự ngẫu hứng là đặc điểm chính của những thiết kế theo xu hướng này.

Chủ nghĩa tối giản thì khác, nó lựa chọn hình dạng, màu sắc, không gian với tiêu chí càng đơn giản càng tốt để thể hiện rõ nét nhất bản chất thật của đối tượng. Một thiết kế đạt tới mức tối giản thực thụ là khi người ta không thể loại bỏ bất kì một yếu tố nào để khiến nó tối giản hơn nữa.

Một nhóm nghệ sĩ ở New York đã tiên phong trong việc đưa trường phái tối giản vào "bản đồ" các trường phái nghệ thuật trên thế giới khi thử nghiệm sáng tạo các tác phẩm theo hướng hình học trừu tượng - một nhánh của nghệ thuật trừu tượng. Những tác phẩm của họ tập trung vào những khối hình khác nhau vì hình học là một trong những điều cơ bản nhất đối với sự tiếp nhận của con người. Chính vì vậy mà sau đó việc chuyển hướng sang chủ nghĩa tối giản là hết sức tự nhiên.

Điều thú vị là hình học trừu tượng đã hiện hữu từ thời hoàng kim của nghệ thuật Hồi giáo, nhiều thế kỉ trước khi xu hướng hình học trừu tượng và thiết kế tối giản du nhập vào Mỹ hay châu Âu. Do không được sử dụng những yếu tố mang tính tôn giáo trong nghệ thuật nên các họa sĩ đạo Hồi buộc phải dùng những hình khối để kết nối tôn giáo với nghệ thuật và khoa học. Đây là một xu hướng chủ đạo trong nghệ thuật Hồi giáo.

Khi những nghệ sĩ New York đã vô tình đặt nền móng cho chủ nghĩa tối giản khi đưa hình học trừu tượng vào các tác phẩm của họ. Những nghệ sĩ dẫn đầu xu hướng này có thể kể đến Donald Judd, Dan Flavin, Carl Andre, Frank Stella, Al Held, Robert Ryman và Kenneth Noland.

Những đóng góp của Judd và Flavin cho sự phát triển của chủ nghĩa tối giản thể hiện ở những tác phẩm của họ, đặc biệt là ở 3 tác phẩm điêu khắc được trưng bài ở triễn lãm Green ở New York của Judd và tác phẩm ánh sáng huỳnh quang màu xanh lá cây của Flavin. Đây là những hiện thân vô cùng trực quan của chủ nghĩa tối giản và gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem.

f3ce453636d751e45c2ae22763b1851b

(Ảnh minh họa: Home World Design)

Mối liên hệ giữa thiết kế tối giản và các trường phái thiết kế phổ biến khác

Khi tìm hiểu về nguồn gốc của chủ nghĩa tối giản, chắc hẳn bạn cũng nhận thấy sự chồng chéo và những mối liên hệ giữa xu hướng này với những làn sóng thiết kế khác đáng lưu ý trong lịch sử loài người. Điều này là hoàn toàn tự nhiên vì các xu hướng thường có những yếu tố vay mượn hoặc lấy cảm hứng lẫn nhau.

Chủ nghĩa tối giản có nguồn gốc từ châu Âu và được thể hiện qua những tác phẩm hình học trừu tượng của những nghệ sĩ thuộc phong trào Bauhaus – một trường phái nghệ thuật của Đức kết hợp thủ công và mĩ thuật với mục đích giáo dục và phổ cập. Một trong những phương châm của Bauhaus là chức năng quyết định hình dạng, có nghĩa là tính ứng dụng là yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong thiết kế, tính thẩm mĩ chỉ xếp thứ hai. Các họa sĩ như Piet Mondrian và Kazimir Malevich cũng như những nghệ sĩ thuộc phong trào De Stijl ("The Style" – Phong cách) – một xu hướng thiết kế có nguồn gốc từ những năm 1917 ở Hà Lan, là những gương mặt điển hình cho xu hướng này.

De Stijl cũng có liên quan tới thiết kế Thụy Sĩ – một xu hướng có ảnh hưởng rất lớn tới những trường phái thiết kế khác từ thế kỉ 20 về sau. Điểm nổi bật của phong trào thiết kế này là sự tập trung vào sự sắp đặt và sự gọn gàng, dễ hiểu, sử dụng nhiều màu trắng và âm bản để tập trung điểm nhìn vào nội dung chính.

Một phong trào thiết kế khác có liên quan đó là thiết kế Scandinavian, một trong những xu hướng không thể không kể đến khi nói đến chủ nghĩa tối giản. Tính thẩm mĩ của xu hướng Scandinavian tập trung ở những yếu tố sau: thiết kế và cấu trúc đơn giản nhằm đảm bảo chức năng, đường nét rõ ràng, không gian sáng sủa và ưu tiên ánh sáng tự nhiên, màu sắc sáng hoặc trung tính, sàn làm từ chất liệu tự nhiên.

9154d297fb1b4d2e51ce30e4d04f9f61

(Ảnh minh họa: Ply Room)

Bên cạnh đó chắc chắn không thể không kể đến triết lí Zen trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Thường thì khi nói đến Zen, người ta hay nghĩ đến trạng thái tĩnh tâm hoặc thiền, tuy nhiên xét trên khía cạnh thiết kế thì Zen là sự cô đọng của chủ nghĩa tối giản, đặc biệt nó được thể hiện rất rõ qua các thiết kế của Nhật.

Sự giản tiện là yếu tố chủ đạo trong triết lí Zen, điều này được thể hiện qua cách thiết kế môi trường sống ở Nhật. Ba nguyên tắc thẩm mĩ quan trọng nhất được thể hiện trong các thiết kế tối giản ở Nhật là: Ma – sự tôn trọng khoảng cách giữa các vật thể, Ikebana – cách sắp đặt, trang trí hoa trong không gian và Wabi-sabi – vẻ đẹp của sự không hoàn hảo, vô thường và dở dang.

Xu hướng thiết kế nội thất tối giản

Mặt bằng chung

Sự rườm rà khiến không gian lộn xộn, vậy nên những thiết kế theo trường phái tối giản tập trung vào việc tạo nên sự gọn gàng, ngăn nắp cho không gian. Bạn có thể bắt đầu bằng việc dọn dẹp phòng ốc mỗi tuần để loại bỏ toàn bộ rác thải và những đồ dùng không sử dụng đến. Để chắc chắn rằng không gian thật gọn gàng thì bạn nên có những góc riêng cho những vật dụng dễ bị vứt lung tung, ví dụ như một chiếc hộp hoặc khay để để thư từ, hóa đơn; tạp chí và các ấn phẩm in nên để trên giá sách; đĩa DVD nên để vào hộp DVD.

Màu sắc trung tính

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu sắc trong nhà ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn. Những màu mang sắc xanh biển sẽ giúp bạn cảm thấy bình tâm hơn trong khi màu đỏ và vàng một mặt sẽ mang lại sự thoải mái và ấm áp nhưng mặt khác có thể khiến bạn thêm tức giận hoặc khó chịu.

Vì thế nên những màu sắc trung tính là lựa chọn an toàn nhất vì những màu sắc dịu nhẹ này vừa mang lại cảm giác thư thái vừa đảm bảo được sự tối giản của không gian. Trắng, xám hoặc be là những lựa chọn hàng đầu, bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo thêm những sắc độ khác của các màu này. Nếu căn phòng được sơn màu trắng thì việc điểm xuyết màu vàng sẽ khiến không gian ấm áp hơn còn màu xanh sẽ khiến không gian sắc nét hơn.

Chất liệu và màu sắc hài hòa, thống nhất

Khi nói đến chất liệu thì bạn cần xem xét những đồ dùng như thảm, gối tựa và chăn. Đây là những đồ vật mang lại sức sống và cá tính riêng cho không gian mà lại không làm mất đi sự tối giản trong thiết kế. Tất cả những đồ dùng này nên có cùng chất liệu, cùng tông màu và quan trọng nhất là hài hòa với không gian chung. Nếu mỗi thứ một màu, một chất liệu thì chắc chắn đó không thể coi là một không gian tối giản được.

Ví dụ, nếu phòng có màu chủ đạo là trắng thì chất liệu của các đồ dùng trong phòng cũng nên có cùng tông trắng, ví dụ như be, trắng đục hoặc hơi ngả nâu vàng. Thường thì các nhà thiết kế theo trường phái tối giản sẽ dựa vào các màu sắc trong tự nhiên để quyết định màu sắc cho không gian trong nhà. Nếu chúng tạo nên tổng thể hài hòa trong tự nhiên thì rất có thể chúng cũng sẽ làm được điều tương tự với không gian trong nhà.

3ecf8af6eb136b86a323b928a7301fd4

(Ảnh minh họa: Nordic Design)

Kiến trúc tối giản

Rất nhiều các tòa nhà, đài tưởng niệm và các công trình kiến trúc khác lấy cảm hứng từ trào lưu thiết kế tối giản.

Những điểm thiết yếu

Về mặt lí thuyết, kiến trúc tối giản không sử dụng quá nhiều vật liệu mà chủ yếu khai thác vật liệu của chính thứ đang được thiết kế. Ngay từ bản vẽ, các kiến trúc sư đã tối giản thiết kế của mình tới mức tối đa, chỉ giữ lại những vật liệu thiết yếu nhất nhưng điều này không có nghĩa là họ cắt giảm hết những chi tiết trang trí. Họ sẽ tối giản thiết kế hết sức có thể để đảm bảo giữ nguyên được chức năng của không gian đó.

Ưu tiên những khoảng không

Nhìn vào những thiết kế kiến trúc tối giản, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng những khoảng không là điểm nhấn của các thiết kế này. Không gian mở cũng là một trong những đặc điểm đáng lưu ý nhất của xu hướng này. Trong những thiết kế của các kiến trúc sư hàng đầu theo phong cách tối giản như Tadao Ando hay Kazuyo Sejima, bạn sẽ nhận ra họ tôn trọng các khoảng trống trong không gian như thế nào và tài tình gài gắm cho nó chức năng phù hợp ra sao.

ac183b32b1ceb76f4dcac920a63e89ae

(Ảnh minh họa: Leibal)

Kiến trúc Nhật Bản

Sự đóng góp của Nhật Bản đối với kiến trúc nói chung và trường phái thiết kế tối giản nói riêng khiến họ xứng đáng được đề cập riêng khi nói đến thiết kế nội thất. Nếu bạn từng có cơ hội bước vào bất kì ngôi nhà nào ở Nhật, chắc chắn bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận được sự đơn giản, ngay ngắn, không có không gian thừa và đảm bảo được chức năng của nó. Về lí thuyết thì điều này xuất phát từ việc các thiết kế của Nhật lấy cảm hứng từ lí thuyết Đạo giáo, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một trong những yếu tố cốt tủy xuất phát từ Lão Tử - người sáng lập nên Đạo giáo, là giá trị thẩm mĩ của những khoảng trống trong không gian.

Bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng này, các thiết kế nhà ở Nhật thường rất gần gũi với thiên nhiên và tối giản hết mức có thể. Các chất liệu thường thấy là tre, cửa đẩy làm từ giấy mờ, thảm cói, gỗ và lụa. Đây cũng là điểm tương đồng giữa thiết kế Nhật Bản và thiết kế Scandinavian: sự ứng dụng các vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường vào kiến trúc và thiết kế nội thất.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.