5 nguyên tắc trang trí nhà cửa theo phong cách tối giản

Với xu hướng tối giản trong thiết kế nội thất trong thời gian gần đây, gần như ai cũng có thể bắt chước những hình ảnh, ý tưởng từ các tạp chí nội thất cho căn nhà của mình. Tuy nhiên sự "tối giản" này nếu làm không khéo thì rất dễ khiến không gian trở nên gượng ép.
iStock-675903044-2-width1400height933

(Ảnh minh họa: House Method)

Nhà thiết kế đồ họa người Mỹ Joe Sparano đã từng nói rằng những thiết kế đẹp thì rất hiển nhiên còn những thiết kế xuất sắc thì không phải ai cũng cảm nhận hết được. Với xu hướng tối giản trong thiết kế nội thất trong thời gian gần đây, gần như ai cũng có thể bắt chước những hình ảnh, ý tưởng từ các tạp chí nội thất cho căn nhà của mình. Chỉ cần bắt đầu bằng một căn phòng trống trơn sau đó thêm thắt một vài đồ trang trí hoặc đồ nội thất dạng hình học là có thể gọi đó là tối giản. Tuy nhiên sự "tối giản" này nếu làm không khéo thì rất dễ khiến không gian trở nên gượng ép.

Để biến không gian sống trở nên tối giản đúng nghĩa thì bạn cần nắm được những nguyên tắc cơ bản sau.

image3-e1555937722856-width1400height935

(Ảnh minh họa: House Method)

Chức năng của sự tối giản

Tối giản là một làn sóng bắt nguồn từ phong trào nghệ thuật đại chúng sau đó lan rộng và ảnh hưởng đến phong cách thiết kế nhà cửa vào những năm 1920. Cho đến nay, đây vẫn được coi là một trong những phong cách tiên phong trong lĩnh vực này.

Phong cách tối giản được xem là xu hướng tiên phong trong phong cách thiết kế hướng tới tương lai. Tuy nhiên muốn đạt được sự tối giản đúng nghĩa thì không đơn giản như những ngôn từ mĩ miều và hình ảnh bạn thấy trên các tạp chí bởi vì sự tối giản này mà mọi vật dụng trong nhà đều phải đáp ứng được chức năng riêng của nó. Hãy cùng xem ví dụ về phòng ăn dưới đây.

Thoạt nhìn thì có vẻ không gian này không được tối giản cho lắm với một cái cầu thang cuốn phía trên đảo bếp, cửa sổ rộng nhìn ra sân vườn và hệ thống đèn treo. Tuy nhiên bạn có thể nhận thấy rằng trong căn phòng này ngoài đảo bếp và ghế ngồi ăn ra thì không còn gì. Những thứ đồ trang trí duy nhất trong phòng là bộ đèn và chiếc đĩa bằng gốm cũng có chức năng riêng của nó chứ không phải chỉ để trang trí suông. Như vậy bạn có thể nhận ra rằng phong cách tối giản yêu cầu ngay cả những vật dụng trang trí cũng phải phục vụ một mục đích nào đó.

Hướng tới những gì cơ bản, thiết yếu nhất là cách để thiết kế một không gian theo phong cách tối giản.

image5-e1555937709453-width1400height934

(Ảnh minh họa: House Method)

Hình khối tối giản

Sau khi xác định được những đồ nội thất cần thiết trong một căn phòng thì bạn cần tìm được hình dạng phù hợp của món đồ đó. Lựa chọn sáng suốt nhất sẽ là những hình cơ bản như vuông hay chữ nhật. Tiếp theo đó hãy cân nhắc sử dụng những đường nét cơ bản trong thiết kế như kẻ dọc, kẻ ngang, đường chéo, zíc zắc và đường cong.

Những người theo trường phái De Stijl năm 1917 (được xem như trường phái tiền nhiệm của xu hướng tối giản) thường giới hạn cách thức thiết kế theo hướng này để hướng tới sự đơn giản và tập trung vào cốt lõi của nghệ thuật. Mặc dù bạn có thể có nhiều sự lựa chọn hơn nhưng những thứ đơn giản nhất mới là những thứ khiến căn phòng có được sự hài hòa, thống nhất. Khi căn phòng là một thể nhất quán thì sẽ giảm thiểu được đồ dùng, từ đó tạo không gian thoáng đãng hơn.

Chắc chắn chỉ nhìn qua thôi là bạn có thể nhận ra phòng ngủ dưới đây được thiết kế theo phong cách tối giản. Chủ yếu đồ đạc trong phòng là hình vuông và hình chữ nhật. Giường ngủ được làm từ hai tấm gỗ kê song song với nhau. Ghế, kệ đầu giường và khoảng tường trang trí đều là hinh chữ nhật. Sáng tạo duy nhất trong nội thất căn phòng này là chân kệ đầu giường hình zíc zắc và chậu cây hình tròn.

Chính vì căn phòng ngủ này tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc trang trí tối giản nên chủ nhân tha hồ tô điểm thêm cho không gian có phần "công nghiệp" này bằng những đường nét chấm phá lấy cảm hứng từ Tây Phi. Chăn và vỏ gối được dệt từ chất liệu thô sẽ khiến tổng thể hài hòa hơn là những chất liệu thông thường.

image4-e1555937698551-width1400height934

(Ảnh minh họa: House Method).

Tối giản trong sự hài hòa

Nếu bạn muốn có một căn phòng hài hòa, thống nhất chứ không phải một sự rập khuôn. Hãy cùng phân tích ví dụ của hình ảnh phòng tắm dưới đây. Thay vì có bốn bức tường cùng hình dáng như thường thấy, phòng tắm này có hai bước tường hình chữ nhật và hai bức tường còn lại được tạo thành bởi một khối hình đa giác và tam giác nối liền với nhau. Tuy nhiên điều này xem chừng quá "cầu kì" và có phần đi ngược lại với những gì xu hướng tối giản hướng tới.

Vậy, để tạo sự cân bằng giữa các bức tường và giấy dán tường thì chủ nhà cần phải lựa chọn đồ nội thất thật hài hòa. Thiết kế của phòng tắm này tập trung vào những đường kẻ nhập vào tường, bồn cầu treo tường với thiết kế cơ bản, bồn rửa và tủ gắn tường. Bồn tắm và các mảng tường xung quanh hòa lẫn vào nhau một cách hoàn hảo.

80% căn phòng là màu trắng ngà và đây cũng là cách kết nối mọi thứ trong phòng với nhau. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo dựa trên sự tối giản nhưng quan trọng nhất là không để một chi tiết quá nổi bật phá hỏng tổng thể hài hòa.

image6-e1555937686166-width1400height875

(Ảnh minh họa: House Method).

Cách sử dụng màu sắc trong trang trí tối giản

Những gam màu trung tính như trắng, be và ghi là những màu sắc tuyệt đối "an toàn" để định hướng không gian theo phong cách tối giản nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không được thử nghiệm những màu sắc mới.

Những màu nguyên gốc như vàng và xanh dương cũng có thể là lựa chọn thú vị miễn là đó là màu sắc không bị pha tạp. Màu vàng mù tạt hay xanh thiên thanh sẽ khiến không gian nghiêng về hướng đương đại hơn là tối giản.

Thường thì trong một căn nhà, bếp là nơi phù hợp nhất để thử nghiệm những màu sắc tươi sáng, nổi bật hơn. Với xu hướng tối giản, bàn ăn và khu vực bếp thường nằm trong cùng một căn phòng, vậy nên chắc chắn không ai muốn nơi mình ăn uống, trò chuyện cùng mọi người lại trông quá khô khan cả. Để không phá vỡ sự tối giản trong gian bếp trên đây, chủ nhân của nó chỉ điểm xuyết màu vàng vào phía trong đồ nội thất, ví dụ như tủ bếp, kệ để đồ và mặt trong đèn bàn ăn.

image2-e1555937672134-width1400height934

(Ảnh minh họa: House Method)

Sàn tối giản

Một không gian đạt được sự tối giản đúng chuẩn khi nó không tạo cảm giác quá lạnh lẽo hay quá ấm áp. Bê tông và gỗ là hai vật liệu sàn phổ biến trong thiết kế tối giản. Mies van der Rohe - kiến trúc sư theo trường phái tối giản ưu tiên lựa chọn những vật liệu xây dựng hiện đại trong nửa đầu thế kỉ 20, đặc biệt là thép và kính công nghiệp bởi sự đơn giản của chúng. Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng nguyên tắc này cho bê tông và gỗ.

Trải một tấm thảm tông màu trung tính trên sàn cũng là một cách đơn giản để thêm một chút ấm áp vào không gian của bạn.

image1-e1555937748810-width1400height970

(Ảnh minh họa: House Method)

Thực hành "tối giản hóa" không gian sống

Trước khi bắt tay vào trang trí thì bạn phải làm cô đọng không gian sống của mình đã. Bạn nên đơn giản hóa căn nhà của mình trước khi nghĩ đến chuyện mua các đồ nội thất, đồ trang trí theo phong cách tối giản để có thể "tối giản hóa" nó. Hãy sử dụng những vật dụng đa chức năng, tủ chứa được nhiều đồ và quan trọng nhất là giữ không gian sạch sẽ, thoáng đãng. Nếu bỏ qua những bước này thì có thể không gian của bạn sẽ mang hướng retro nhiều hơn là tối giản.

Bạn không cần đến sự hỗ trợ của các kiến trúc sư để có thể "tối giản hóa" không gian sống của mình. Cách đơn giản nhất để đạt được sự tối giản đó là mở rộng không gian. So với việc sắp xếp và lựa chọn vật dụng hợp lí thì xu hướng tối giản chú trọng hơn đến khoảng cách giữa chúng. Bỏ bớt tường cũng là một phương án nên cân nhắc nếu muốn hướng tới không gian sống tối giản. Như bạn thấy ở những hình ảnh trên đây thì đảo bếp, bàn ăn hay ghế sofa trong phòng khách đều có sự kết ối với nhau, gần như không có một dấu hiệu hay ranh giới nào để phân biệt khu vực nấu nướng và nơi xem tivi. Thiết kế nhà cửa theo phong cách tối giản luôn mang đến không gian khoáng đạt và nói "không" với sự gò bó, o ép.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.