Hành trình 'tối giản' của Fumio Sasaki: Dư thừa vật chất không có nghĩa là hạnh phúc

"Nếu bạn thấy mình đâu đó trong câu chuyện của tôi - bất hạnh, thường xuyên so sánh mình với người khác hoặc cảm thấy bế tắc trong cuộc sống thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thử loại bỏ bớt những đồ dùng xung quanh mình", Sasaki chia sẻ với The Guardian.
methode%2Ftimes%2Fprod%2Fweb%2Fbin%2F62430d2c-161d-11e7-95d0-4f54ce31baae

(Ảnh minh họa: The Times)

Lối sống tối giản, thiết kế nhà cửa tối giản với những đường nét cơ bản, không rườm rà đã trở thành một trong những xu hướng thẩm mĩ xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ các ấn phẩm tạp chí cho đến các trang Instagram.

Năm 2015, "Thánh nữ dọn nhà" Nhật Bản Marie Kondo đã thay đổi nhận thức của rất nhiều người về việc dọn dẹp cũng như cách thức thực hiện việc đó. Theo đó, "phép màu thay đổi cuộc sống" của Kondo nằm ở chỗ cô khuyến khích mọi người phân loại các vật dụng thuộc sở hữu của mình thông qua việc đánh giá xem nó có mang lại niềm vui cho mình không và dần dần mọi người sẽ tối giản lối sống của mình mà không hề hay biết.

"Sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề của tôi và Kondo là cô ấy đã sớm nhận thức được nghệ thuật dọn dẹp nhà cửa từ khi còn nhỏ, trong khi tôi đã 30 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc dọn dẹp và thú thật là suốt thời gian qua tôi vấn sống trong một căn hộ bừa bãi lộn xộn. Vì thế trong cuốn sách của mình, tôi muốn người đọc hiểu được những lí do căn bản tại sao chúng ta lại tích trữ quá nhiều đồ đạc trong nhà của mình trước", Fumio Sasaki, tác giả của cuốn sách "Lối sống tối giản của người Nhật" (Goodbye, Things: The New Japanese Minimalism).

Cuốn sách này mang đến một khía cạnh hoàn toàn mới của lối sống tối giản qua mắt nhìn của một người đã từng có lối sống luộm thuộm, rườm rà nay đã được "tối giản hóa" hoàn toàn. Sasaki sẽ đưa ra những bí quyết để loại bỏ những đồ dùng thừa thãi cũng như chia sẻ về lí do tại sao bạn nên làm việc đó ngay từ hôm nay.

Fumio Sasaki là ai?

Trong bài phỏng vấn của mình với tờ The Guardian, Fumio Sasaki tự giới thiệu về bản thân như thế này.

"Tôi là người đàn ông 35 tuổi, độc thân, chưa từng kết hôn bao giờ. Tôi là biên tập viên của một công ty xuất bản,mới chuyển từ Nakameguro ở Tokyo đến sống ở Fudomae, một khu vực nằm ở phía bên kia của thành phố. Giá thuê nhà ở khu vực này rẻ hơn nhiều nhưng vừa chuyển nhà xong nên ngân sách của tôi cũng vô cùng hạnh hẹp.

Một vài người có thể nhìn tôi như một kẻ thất bại: một người không giàu có lại cô đơn. Nếu là tôi trước đây thì tôi sẽ rất xấu hổ và không bao giờ dám công nhận điều đó bởi vì khi ấy trong tôi lúc nào cũng có một niềm tự tôn vô nghĩa về bản thân. Tuy nhiên thật lòng mà nói, giờ đây tôi không còn quan tâm đến chuyện đó nữa và lí do rất đơn giản, là vì tôi thực sự hạnh phúc với chính mình và nguyên nhân là vì tôi đã bỏ đi hầu hết những tài sản về mặt vật chất của mình".

DSC02408_1

(Ảnh minh họa: Deskgram)

Sasaki cho rằng lối sống tối giản có nghĩa là bạn giảm thiểu những vật dụng thuộc sở hữu của mình tới mức tối đa và chỉ giữ lại những thứ thật sự thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của mình. Điều đó không chỉ khiến anh ấy cảm thấy dễ chịu vì không gian xung quanh gọn gàng hơn mà còn khiến việc dọn dẹp nhà cửa trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. "Sự thay đổi này thôi thúc tôi suy nghĩ nhiều hơn về việc cái gì khiến mình hạnh phúc", anh chia sẻ.

Theo Sasaki thì con người thường cho rằng chúng ta càng sở hữu nhiều thứ thì càng hạnh phúc. Chúng ta không thể biết trước tương lai, vậy nên mới sinh ra xu hướng tích trữ càng nhiều càng tốt. Muốn tích trữ được nhiều thì chúng ta phải có nhiều tiền, thành thử chúng ta đánh giá bản thân và người khác dựa trên số tiền mà họ có. Nhiều người lúc nào cũng chật vật kiếm tiền chỉ vì họ nghĩ rằng không có nhiều tiền thức là không thành công. Người này muốn kiếm được nhiều tiền thì người khác sẽ phải tiêu tiền. Đó là cách xã hội vận hành và cái vòng luẩn quẩn đó cứ lặp đi lặp lại.

"Đó là lí do tại sao tôi loại bỏ rất nhiều vật dụng trong cuộc sống của mình, trong đó có những thứ đã ở bên tôi trong nhiều năm trời. Sau đó tôi thấy rất bất ngờ vì mỗi ngày tôi đều cảm thấy tinh thần phấn chấn và hạnh phúc hơn. Tôi cảm thấy thỏa mãn với cuộc sống của mình hơn bao giờ hết", Sasaki bộc bạch.

1865911044

(Ảnh minh họa: Haaretz)

Trước đây Sasaki không phải người theo chủ nghĩa tối giản. Cũng như tất cả mọi người, Sasaki mua rất nhiều đồ và nghĩ rằng những vật ngoài thân đó sẽ tăng giá trị của bản thân và khiến cuộc sống hạnh phúc hơn. 

"Căn hộ của tôi lúc nào cũng chất đầy đồ đạc. Tôi có nhiều sách đến nỗi chẳng có đủ chỗ trên giá nhưng gần như chưa đọc cuốn nào trong số đó. Bộ sưu tập đĩa CD, DVD chiếm quá nhiều diện tích còn tủ quần áo thì toàn là những thứ tôi cực kì yêu thích nhưng cũng chỉ mặc vài lần. Trong góc phòng là cây ghi-ta và dàn loa phủ bụi vì đơn giản tôi chẳng có đủ thời gian để tận hưởng chúng. 

Tối nào tôi cũng chỉ ngồi xem tivi và uống bia để rồi sáng hôm sau dậy muộn, đi làm muộn và cảm thấy chán ghét cuộc sống của mình. Tôi không thể ngừng so sánh mình với người khác nhưng cũng chẳng buồn nỗ lực để thay đổi cuộc sống hiện tại. Tôi thậm chí còn chia tay bạn gái vì không thể lo cho tương lai của cô ấy với tình hình tài chính eo hẹp của mình. Tôi mua xổ số và hi vọng một ngày mình sẽ thắng đậm nhưng điều đó chưa xảy ra".

minimalist-yasam-japon-minimalizmi-ile-tanisin-toyoda-e1489307757699

(Ảnh minh họa: Getty Image)

Tuy nhiên mọi thứ thay đổi kể từ khi Sasaki đọc được một bài viết về lối sống tối giản. Anh ấy nhận ra rằng anh ấy đã quá chán ghét mớ hổ lốn trong căn hộ của mình nhưng không có đủ năng lượng và thời gian để dọn dẹp vì có quá nhiều đồ trong đó. 

"Nhiều người sẽ nói tôi là kẻ phóng đại nếu tôi bảo rằng tôi đã tở thành một con người mới nhưng tôi thật sự đã không còn như xưa và tôi làm điều đó bằng cách vứt bỏ những thứ không cần thiết trong cuộc sống của mình. Khi không còn có quá nhiều thứ xung quanh, tôi cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày và dần dần tôi đã hiểu ra thế nào là hạnh phúc.

Nếu bạn thấy mình đâu đó trong câu chuyện của tôi - bất hạnh, thường xuyên so sánh mình với người khác hoặc cảm thấy bế tắc trong cuộc sống thì có lẽ đã đến lúc bạn nên thử loại bỏ bớt những đồ dùng xung quanh mình. Sau tất cả những gì tôi đã trải qua, tôi nhận ra rằng từ bỏ những thứ không còn có giá trị với mình nữa giống như một "bài tập" của việc dọn dẹp nhà cửa. Đó là bài tập để tìm hiểu về hạnh phúc". 

10545460-RTX2H2Q3-1523610263-728-a00bc8091a-1551684529

(Ảnh: Thomas Peter/Reuters)

Bí quyết của Fumio Sasaki là gì?

Sau khi giảm kích thước căn hộ của mình xuống còn 19 m2, Sasaki dần dần giảm bớt đồ dùng trong nhà xuống còn 150 món, bao gồm cả quần áo và đồ dùng nhà bếp hay phòng tắm. Sự thay đổi về lối sống của Sasaki là một bước ngoặt và cuốn sách của anh ấy sẽ chia sẻ 70 bí quyết để bạn có cơ hội đánh giá lại lí do cũng như cách bạn sử dụng những đồ vật mà mình có. Trang Curbed đã tổng hợp 5 bí quyết cô đọng nhất bạn có thể áp dụng ngay hôm nay. 

Hình ảnh căn hộ của Fumio Sasaki trước khi thực hành lối sống "tối giản" (Ảnh minh họa: Curbed, CNA Insider)

Và đây là căn hộ 19m2 với 150 món đồ hiện tại (Ảnh minh họa: Curbed, Thomas Peter/Reuters)

1. Loại bỏ những đồ dùng không sử dụng đến trong một năm trở lại đây

Ý tưởng này cực kì đơn giản: Nếu cả 4 mùa trong năm bạn đều không cần đến nó thì có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ dùng nó nữa. Dĩ nhiên điều này không áp dụng với những đồ vật dùng trong tình huống khẩn cấp. Sasaki nói thêm rằng chẳng ai thích nhà cửa bụi bặm nhưng nó là dấu hiệu cho chúng ta thấy rằng vật dụng bị phủ bụi đó có lẽ nên bỏ đi thì hơn.

2. Vật dụng trong nhà cũng như bạn cùng phòng, chỉ có điều chúng không tự trả tiền thuê nhà mà thôi

Nguyên văn của Sasaki trong cuốn "Lối sống tối giản của người Nhật" như sau: "Đồ dùng chắc chắn không tự trả tiền thuê nhà, vậy nên nếu đến cả việc nhà mà chúng cũng không giúp ta giải quyết được nữa thì còn chứa chấp chúng làm gì?".

3. Nhà có nhiều khoảng trống

Cách thức sắp xếp nhà cửa này cũng tương đương với việc cảm thấy thoải mái với sự tĩnh lặng. Đừng cố nghĩ cách để lấp đầy nó vì khoảng trống đó sẽ là thứ mang đến sự bình yên trong tâm hồn cho bạn.

4. Đưa cả thành phố vào mặt bằng của bạn

Hãy thử nghĩ xem nếu "phòng khách" nhà bạn là một nhà hàng trong khu phố, nơi có những băng ghế dài thoải mái còn "phòng làm việc" là một quán cà phê thoải mái, nơi bạn có thể ngồi đến bất kì lúc nào bạn thích. Nghe cũng hấp dẫn đấy chứ?

5. Hãy vứt nó đi nếu bạn đã nghĩ đến việc vứt nó không dưới 5 lần

Điều này thì không còn gì để bàn cãi nữa.

chọn
Đề xuất siết tín dụng với người mua nhiều nhà đất
Ngoài đánh thuế, Hội Môi giới đề xuất giảm hạn mức cho vay, tăng tỷ lệ thanh toán bằng vốn tự có với người mua nhiều nhà đất nhằm hạn chế đầu cơ.