Với chỉ vỏn vẹn 3 cái áo và 4 cái quần, đây đích thị là người đàn ông sống tối giản ‘triệt để’ nhất Nhật Bản

Với định hướng lối sống tối giản, Fumio Sasaki đã tặng hầu hết vật dụng trong nhà cho người khác và chỉ giữ lại những nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của mình.
3500

Tủ đồ dùng trong phòng tắm của Fumio Sasaki (Ảnh: Thomas Peter/Reuters)

Theo The Guardian căn hộ một phòng của Fumio Sasaki ở Tokyo hiện giờ trông trơ trụi và lạnh lẽo đến mức bạn bè anh ví nó như một căn phòng thẩm vấn. Anh sở hữu 3 cái áo, 4 cái quần, 4 đôi tất và số lượng cực kì ít ỏi những đồ vật khác.

Tiền không phải là vấn đề. Cùng với một số lượng không nhỏ những người Nhật Bản khác, biên tập viên 36 tuổi này lựa chọn lối sống như vậy với quan điểm sống "càng đơn giản càng tốt" (Less is more).

Bị ảnh hưởng bởi quan niệm thẩm mĩ giản tiện của Phật giáo Thiền truyền thống (Zen), những người theo chủ nghĩa tối giản đã phá vỡ chuẩn mực trong một xã hội tiêu dùng nhiệt thành bằng cách giảm thiểu tối đa những tài sản thuộc sở hữu của họ.

Sasaki đã từng là một người đam mê sưu tầm sách, đĩa CD, DVD đã hoàn toàn từ bỏ sở thích này từ hai năm trước. "Tôi lúc nào cũng nghĩ về những thứ mình chưa có được, những thứ mình còn bỏ lỡ", Sasaki chia sẻ. Vậy nên anh đã dành hai năm qua để bán hoặc tặng hết bộ sưu tập của mình cho bạn bè.

"Tốn ít thời gian cho việc dọn dẹp và mua sắm đồng nghĩa với việc tôi có nhiều thời gian hơn để dành cho bạn bè, đi chơi hoặc đi du lịch vào ngày nghỉ. Điều đó giúp tôi năng động hơn rất nhiều", Sasaki nói.

3500

Naoki Numahata đang nói chuyện với cô con gái hai tuổi rưỡi trong phòng khách của gia đình ở Tokyo (Ảnh: Thomas Peter/Reuters)

Bên cạnh những người theo phong cách giản tiện triệt để như Sasaki, số khác lại cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ tập trung vào việc sở hữu những gì mình thực sự thích. Phương pháp này đã được áp dụng thành công bởi Mari Kondo, một cố vấn cho những người theo phong cách sống tối gainr. Phương pháp tổ chức cuộc sống của cô, hay còn được gọi là KonMari, đã lan rộng và tạo nên một làn sóng ở Hoa Kỳ xa xôi.

Katsuya Toyoda, một biên tập viên xuất bản trực tuyến, người chỉ có một cái bàn và một cái nệm trong căn hộ 22 mét vuông của mình bộc bạch: "Mặc dù đồ đặc trong căn hộ của tôi cũng chẳng nhiều nhặn gì so với những căn hộ thông thường khác nhưng điều đó cũng không có nghĩa là tôi thích mọi thứ tôi có và tất cả những thứ tôi có đều có giá trị sử dụng. Tôi quyết định chọn lối sống tối giản với mong muốn trong nhà chỉ toàn những thứ mình thích mà thôi".

Cảm hứng cho phong cách sống tối giản ở Nhật đến từ nước Mỹ và một trong số những người ủng hộ phong trào này phải kể đến Steve Jobs.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về phong cách sống tối giản nhưng qua những ví dụ kể trên, chúng ta có thể thấy rằng mục đích của việc sống tối giản không chỉ là để loại bỏ những chi tiết rườm rà hoặc cân đo lại giá trị của tài sản cá nhân mà nó còn mang đến những điều khác cho cuộc sống con người, trong trường hợp của Sasaki thì là thời gian để đi du lịch.

3500

Những vật dụng trong ngăn kéo tủ bếp của Saeko Kushibiki ở Fujisawa, phía Nam Tokyo (Ảnh: Thomas Peter/Reuters)

Sasaki và nhiều người khác tin rằng ngoài kia còn có rất nhiều người sống tối giản một cách triệt để hơn họ rất nhiều và cũng có rất nhiều người cảm thấy hứng thú với lối sống này.

Một vài người Nhật cho rằng lối sống tối giản không du nhập từ nước ngoài mà nó là sự phát triển tự nhiên Phật giáo Thiền truyền thống Nhật Bản (Zen) với thế giới quan riêng.

"Ở phương Tây, thường thì việc trang trí nhà cửa tương đương với việc đặt một thứ gì vào để lấp đầy chỗ trống. Tuy nhiên trong nghi thức trà đạo hay theo quan điểm của Zen thì tự nhiên tạo ra vạn vật ở thể không hoàn mĩ với mục đích kích thích trí tưởng tượng của con người để làm cho không gian hoàn thiện hơn ", Naoki Numahata, 41 tuổi, nhà văn tự do quan niệm.

Những người theo chủ nghĩa tối giản cũng cho rằng lối sống tối giản, giảm bớt vật dụng trong nhà cũng là hướng đi mang tính thực tiễn cho với đời sống ở Nhật – một quốc gia thường xuyên bị động đất.

3500

Đây là cách Saeko Kushibiki cất dọn chăn nệm trong căn hộ của mình ở Fujisawa (Ảnh: Thomas Peter/Reuters)

"Năm 2011, một trận động đất 9 độ rich-te và sóng thần đã khiến gần 20.000 người thiệt mạng và gây tổn thất lớn về tài sản. Khoảng 30% đến 50% thương tích xảy ra trong các vụ động đất là các loại vật dụng rơi ra khỏi vị trí gây ra. Tuy nhiên trong căn phòng này, bạn sẽ không cần lo về việc đó nữa", Sasaki vừa đi quanh phòng vừa nói.

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.