19 tuổi, chị lấy chồng không xuất phát từ tình yêu mà do cha mẹ sắp đặt. Bố mẹ chị là người giàu có, anh lại khéo ăn nói nên được lòng ông bà. Sau ngày cưới, biết bố mẹ vợ thương mình, chồng không chỉ sang nhà ngoại bòn rút mà còn phó mặc vợ phải lo toan mọi chi tiêu trong nhà.
Chị đã 'giam' mình trong 'bóng tối' với những trận bạo hành dã man của chồng suốt 16 năm. |
Gia đình nhà chồng có tới 7 anh em chị em ruột. Mỗi khi nhà chồng có đám giỗ chạp, lễ tết, thậm chí là cuối tuần tụ họp... chồng chị sĩ diện, luôn mở tiệc thật hoành tráng rồi sau đó, mọi chi phí đều bắt vợ chi trả. Anh chị em nhà chồng coi chị cứ như “hũ vàng”, thỉnh thoảng lại có người đến hỏi vay tiền nhưng chẳng bao giờ nhớ mang tiền đem trả nợ.
Sau khi 2 đứa con ra đời, sức khỏe yếu, chị không đi làm nên không có thu nhập. Xót tiền của bố mẹ đẻ làm lụng vất vả mới có được, chị bắt đầu từ chối những đòi hỏi tiền bạc của chồng và gia đình nhà chồng. Khi nhu cầu của họ không được chị đáp ứng, cũng là lúc chị bắt đầu rơi vào cảnh bị bạo lực.
Lần đầu tiên chị bị chồng đánh là lúc anh ta bảo chị: “Đưa tao mấy triệu để tiêu”. Chị bảo hiện không có, anh ta lập tức đấm túi bụi vào mặt vợ. Anh chị em nhà chồng ở ngay cạnh đó chạy sang, họ xem mà không can ngăn, lại thêm lời kích động khiến trận đòn của chị bị kéo dài thêm.
Sau đó, chị trải qua chuỗi ngày bị đánh chửi, hắt hủi và bỏ rơi... Chị như người vô hình trong đại gia đình nhà chồng. Chị dâu, em chồng không thích nói chuyện với chị. Rồi chồng chị công khai cặp bồ nhưng vẫn không ngừng đòi hỏi tình dục với vợ. Chị mệt, tổn thương nên từ chối chuyện gối chăn thì lập tức lại bị đấm đạp ra khỏi giường. Không chịu được những trận đòn thù của chồng, chị tìm đến nhà ông trưởng họ để thưa chuyện nhưng anh ta chỉ bị nhắc nhở rồi thôi.
16 năm trôi qua, khi 2 con trai bắt đầu lớn (đứa vào lớp 10, đứa lớp 12), chính các con là người lên tiếng bảo chị hãy đi tìm nơi hỗ trợ, giúp đỡ mình. Ngày chị đi dép tổ ong, đạp xe tìm đến văn phòng hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành ở Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) trong tình trạng rối loạn tâm lý, trầm cảm nặng.
Buổi đầu chị đến, bác sĩ chỉ lắng nghe chị suốt 2 giờ đồng hồ. Một tuần sau, chị lại đến. Sau đó, đều đặn mỗi tuần một lần, chị tìm đến tham gia vào liệu trình tư vấn trầm cảm.
Sau hơn một năm tư vấn liên tục, tâm lý của chị dần ổn định, tự tin hơn nhiều. Chị được các bác sĩ tâm lý, chuyên gia tư vấn trang bị cho các kiến thức phòng chống bạo hành, kỹ năng bảo vệ bản thân, cách phán đoán sự việc để lựa chọn ứng xử thông minh và khôn ngoan.
Giờ đây, chị không còn sợ hãi chồng như trước. Chị đã có phản kháng, đã đề cập đến vấn đề sẵn sàng đối mặt với ly hôn nếu như chồng có hành vi bạo hành, ép buộc mình về kinh tế, tình dục... Thời gian chị đạp xe tìm đến phòng tư vấn cũng dần được giãn ra. Có khi, đôi tháng một lần hoặc lâu lâu, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, xung đột, chị mới lại tìm đến.
Khi trò chuyện, nụ cười trên gương mặt chị giãn nở, tươi vui hơn. Chị bảo đáng lẽ mình không nên sống nhẫn nhịn, chịu đựng và buồn bã một mình quá lâu trong hôn nhân như vậy.
XEM THÊM
Ông chồng nhún mình sau 20 năm đánh vợ vì lép vế
Rời xa nhà nội về sống gần bên ngoại, ông Hoàn (Bình Thuận) yếu thế về kinh tế, quyền hành nên 'chừa' hẳn thói vũ ... |
Rủi ro kép của những nạn nhân bị bạo lực gia đình
Theo nhiều chuyên gia, việc cung cấp bằng chứng, hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ... |
Nghi vấn mẹ đánh con dã man còn livestream thách thức cư dân mạng
Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại cảnh người mẹ đánh con kèm theo những lời mắng nhiếc thậm tệ ... |
Bốn dấu hiệu nhận biết nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, chị em dễ bỏ qua những lấn cấn trong ứng ... |
Vụ BTV Minh Tiệp bị tố bạo hành em vợ: Cộng đồng mạng đang làm mọi chuyện phức tạp hơn?
Liên quan đến vụ việc BTV Minh Tiệp bị tố bạo hành em vợ, phải chăng cộng đồng mạng đang khiến mọi chuyện phức tạp ... |