Người cha 'lạ kì' nhất quyết 'khẳng định con trai mình bình thường dù họ hàng nói đồng tính là bệnh'

Khi tất cả họ hàng, xóm giềng khuyên nhủ ‘nên đưa cậu con trai đồng tính đi khám bệnh’ thì người cha ấy thẳng thừng từ chối vì người cha ấy cho rằng "con trai mình hoàn toàn bình thường." Và điều tuyệt vời hơn tất cả, người cha đó đã tự chủ động đi tìm hiểu về con mình là ai và trở thành người bạn đồng hành cùng con trong cuộc hành trình dài sau này.
nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh Mối tình ngọt ngào của đôi đồng tính nữ thích nhau từ năm lớp 9, 'chung trường' rồi đến 'chung giường'

Nhắc đến ông Lê Công Sự (SN 1972, Thanh Hóa, có con trai là Lê Công Sinh, đồng tính nam) chắc hẳn không ít các thành viên tham gia hoạt động LGBT đều biết tới với tên gọi đầy thân thương ‘bố Sự’.

Trên dải đất hình chữ S, ông Sự đã từng đặt chân tới nhiều nơi, chỉ để chia sẻ câu chuyện của một người cha có con trai là đồng tính cho rất, rất nhiều người cha, người mẹ khác nghe. Điều cuối cùng sau câu chuyện của người cha đó là ước mong khoảng cách tình yêu thương giữa cha mẹ và người con LGBT được rút ngắn.

nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh
Ông Lê Công Sự.

Cú sốc tinh thần

Ông Sự bắt đầu kể lại câu chuyện cách đây 2 năm. Có lẽ dù nó đã được kể lại hàng trăm lần thì chưa bao giờ, hình ảnh và cảm xúc về tháng ngày hôm đó có thể phai mờ trong tâm trí của người cha hơn 40 tuổi.

Ông Sự sinh được 3 người con, hai gái, một trai. Ở chốn làng quê Thanh Hóa, gia đình ông vẫn được hàng xóm láng giềng khen ngợi khi có ‘đủ nếp, đủ tẻ’.

Tất cả mọi thứ sẽ mãi nhẹ nhàng diễn ra theo như những quy luật tự nhiên vốn dĩ trong suy nghĩ của nhiều người khi trai lớn gả vợ, gái lớn gả chồng. Thế nhưng, một cảm giác bất ổn về gia đình nhỏ này đã bắt đầu len lỏi trong tâm trí của ông Sự khi nhận ra sự khác thường của cậu con trai đang học lớp 9. Vốn dĩ quan tâm chăm sóc các con cẩn thận, ông ngạc nhiên sau khi phát hiện con trai mình thường xuyên xin phép đi chơi cùng bạn trai lớn tuổi.

nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh
Ông Sự (bên trái) trong một buổi tập huấn dành về cộng đồng LGBT.

Nhớ lại ngày đó ông kể: “Tầm tháng 3/2015, tôi đã nhận ra con mình có gì đó là lạ. Thường xuyên đi chơi với một bạn trai nhưng bạn đó không bao giờ dám vào nhà đưa đi mà lại đỗ xe ở ngoài ngõ. Rồi thi thoảng, Sinh về nhà với nhiều món đồ được tặng.”

Giác quan của một người cha đã nhận thấy sự bất thường ở con. Song thay vì phản ứng tức giận, cáu gắt để truy hỏi, ông Sự đã tranh thủ những lúc gần con tâm sự: “Bố mẹ không để con túng thiếu. Nếu con cần cái gì con cứ nói với bố mẹ một câu. Bố mẹ cố gắng lo cho con. Nếu có điều gì muốn chia sẻ thì cứ nói với bố.”

Bận rộn với công việc xây dựng, nhưng trong thời điểm tưởng chừng như khó hiểu về con, ông Sự đã quyết định dành thời gian để chia sẻ với con trai nhiều hơn.

“Lúc đó, cảm giác hoang mang và bất an lắm. Không biết sẽ phải làm gì để có thể biết được: chuyện gì đang xảy ra với gia đình mình. Cho đến một hôm, khi Sinh có nhắn tin xin phép đi chơi. Tôi nghĩ đây là cơ hội để mình hỏi cậu bạn trai của con. Vậy là tôi bỏ việc về nhà đợi, để mời bạn trai của con vào nhà chơi. Tôi căn đúng khoảng hơn 5 giờ chiều. Sau khi về thì gặp được bạn đó đang đứng ngoài cổng."

Tôi có hỏi: “Nếu bạn bè với nhau thì vào nhà uống nước chứ lần nào cũng chỉ đến ngoài cổng.” Và... cuộc nói chuyện ấy đã khiến ông Sự lờ mờ nhận ra câu trả lời mà bao lần mình đã tự hỏi… “con mình có phải là bê đê như người đời vẫn thường gọi”.

Cuộc họp gia đình và phản ứng lạ của người cha

Ngay sau khi nhận ra con mình là ‘bê đê’, ở thời điểm đó, ông Sự bắt đầu sợ hãi. Ông lo lắng tới người con mình dứt ruột đẻ ra khi ra ngoài đường bị người ta bắt nạt vì trong chính thâm tâm của người cha này, “bê đê là khác người, xã hội chưa chấp nhận nên họ sẽ kì thị.”

Một cuộc họp gia đình đã diễn ra. “Lúc đó, tôi chỉ mời các các bác, các cô, dì trong họ hàng tới để chia sẻ. Cuộc họp đó khá là gay gắt. Tôi chỉ công khai về con mình là ai và mong muốn mọi người giúp đỡ Sinh nếu ra ngoài đường gặp người khác bắt nạt. Và tôi mong đợi những lời khuyên từ các anh chị em, nên làm gì và không nên làm gì. Nhưng tôi cũng thẳng thắn với quan điểm: Không đi theo hướng tiêu cực”.

nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh
Với ông Sự, đồng hành cùng con cũng là cách để con cảm thấy tự tin hơn trong quá trình hòa nhập với xã hội.

Xuyên suốt câu chuyện dài ấy, người cha hơn 40 tuổi luôn nhắc tới “vai trò của người đàn ông là trụ cột của gia đình”. “Vợ tôi với họ hàng khóc nhiều lắm. Tôi phải mất tới khoảng gần 1 tháng để bình tâm sau sự cố lần ấy. Nhưng tôi là người đàn ông, là trụ cột gia đình. Dù có bất cứ điều gì xảy ra, mình vẫn phải là cứng rắn và mạnh mẽ để bảo vệ những người khác.”

Kể từ thời điểm cuộc họp gia đình diễn ra đến khi kết thúc, ông Sự đã nhận được vô vàn những lời khuyên: “Bê đê là bệnh, hãy đưa con đi bệnh viện khám”. Nhưng không… ông đã chẳng ngần ngại trả lời: “Con cái là do cha mẹ sinh ra, trời sinh tính. Con tôi dù là ai vẫn là con tôi. Con tôi khỏe mạnh, lao động bình thường thì sao có thể là bệnh. Tôi không thể nhân danh người cha mà đầy đọa con mình được.”

Rồi ông lại kể về người con gái đầu của mình. Lúc nhà xảy ra chuyện, cô con gái có gọi điện về hỏi ông: “Bố có biết Sinh nó làm sao không?”- “Bố biết chứ. Nhưng bố không rõ sự tình thế nào. Mà em vẫn giấu bố.”- “Em Sinh bảo rằng, nếu bố mà biết em là đồng tính em ấy sợ bố sẽ giết em ấy. Em ấy không thể chịu đựng nổi áp lực từ gia đình.”

nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh
Ông Sự (đứng thứ 3 từ trái sang). (Ảnh: ĐTYL)

Cuộc điện thoại của đứa con gái từ Hà Nội về Thanh Hóa đã khiến người cha ấy phải suy nghĩ.

“Đúng, tôi là người rất nghiêm khắc với con. Tôi cũng có sĩ diện chứ, với họ hàng, với hàng xóm. Nhưng dù có sĩ diện thế nào thì con mình vẫn là con. Con mình có phải hư thân, không ngoan ngoãn đâu. Tạo hóa đã cho con mình vậy mình càng phải yêu thương con hơn. Thế nên, tôi chưa bao giờ nghĩ tới ép buộc hay đánh đập con mà phận làm cha nghĩ rằng, nên tự tìm hiểu xem “bê đê có phải là bệnh” không?”.

Hành trình hiểu về con và đồng hành cùng con

Từ thời điểm biết Sinh có cảm tình với bạn đồng giới, ông Sự đã tự chủ động tìm hiểu con mình là ai. Qua con gái, ông liên hệ với một người phụ trách hoạt động LGBT Thanh Hóa.

Ông kể: “Mấy lần gọi hẹn gặp, bạn đó có vẻ sợ khi gặp các ông bố có con em là LGBT. Còn bản thân tôi thì sốt ruột, nóng lòng biết kết quả. Đến mãi mấy hôm sau, tôi mới được gặp nghe tư vấn. Mặc dù hiểu con mình là đồng tính, là tự nhiên nhưng tôi vẫn chưa hiểu rõ ràng.”

Đến tháng 7/2015 khi Hành trình hiểu về con diễn ra tại Thanh Hóa, ông Sự đã được mời đến tham dự. Cũng chính trong ngày hôm đó, khi lắng nghe những chia sẻ từ các bậc phụ huynh từng trải qua quá trình công nhận con mình, ông đã hiểu hơn về cậu con trai của chính mình.

Và điều đặc biệt đã xảy ra, chính ngày hôm đó đã thắp lên trong lòng người cha một sứ mệnh truyền cảm hứng và niềm tin cho những phụ huynh có con là LGBT khác. Ông Sự đã bắt đầu một con đường đi đến các tỉnh cũng như tập huấn để trở thành chỗ dựa cho những đứa con LGBT.

nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh
Ông Sự chụp ảnh lưu niệm cùng các hội phụ huynh Pflag và các thành viên khác... (Ảnh: ĐTYL)

Ông bảo: “Tôi chẳng có học hành gì, chỉ là thợ xây thôi nhưng tôi nghĩ, các con LGBT nó cần mình. Dù mình không biết nói hay hay làm giỏi nhưng mình có sự chân thành sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ. Như vậy các con sẽ cảm thấy không bơ vơ vì ít nhất là có những người như cha, như mẹ mình hiểu và thông cảm.”

Bởi thế nên, dù công việc mưu sinh vẫn còn bận rộn thì người cha ấy vẫn sắp xếp công việc để đến những tỉnh thành chia sẻ hành trình công nhận con của chính mình.

Câu chuyện cuối cùng mà ông kể đó chính là sự thay đổi của cậu con trai kể từ khi được cha hiểu và đồng hành: “Khi bố mẹ ủng hộ, Sinh trở nên chăm chỉ và thương gia đình hơn. Sinh luôn đảm đương hết mọi việc trong nhà. Khi mẹ khóc, Sinh còn nói: ‘Bây giờ số phận của con như vậy, mẹ cứ nghĩ nhà mình từ 2 gái 1 trai thành có 3 cô con gái’.”

Với ông Sự, tất cả mọi việc diễn ra, nếu ta biết cách lựa chọn và chấp nhận thì những tổn thương sẽ chẳng còn quá lớn trong tâm trí và suy nghĩ của người làm cha, làm mẹ cũng như những người con.

'Đọc thêm'

nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh Come out bằng thư tay và quá khứ ám ảnh bởi những trận đòn của mẹ vì cắt tóc ngắn

Sau 5 năm bị ảm ánh bởi những trận đòn của mẹ và sống như người tự kỷ, Lê Nguyễn Huỳnh Như (sinh năm 1997, ...

nguoi cha la ki nhat quyet khang dinh con trai minh binh thuong du ho hang noi dong tinh la benh Gặp chàng đồng tính thủ lĩnh liên minh 6 nhóm yếu thế chưa từng dám công khai với gia đình

Trong đôi mắt của chàng trai trẻ đồng tính, những hoạt động xã hội của mình suốt 6 năm qua chỉ là bước khởi đầu ...

chọn