Người dân Tây Nguyên trong vụ thu hoạch tiêu. Ảnh: Trang Anh |
Hàng năm, cứ vào cuối tháng 3, các nhà vườn lại tất bật thu hoạch tiêu, kết thúc mùa vụ cũ, chuẩn bị cho mùa vụ mới.
Tuy nhiên, khác với những năm trước, năm nay, mùa thu hoạch tiêu không còn nhộn nhịp nữa mà nó đã khiến tâm trạng người dân đã trở nên nặng trĩu...
Sở dĩ vậy bởi giá tiêu năm nay xuống thấp, tiêu lại bị mất mùa do sâu bệnh hại…
Ông Nguyễn Ngọc Lâm (SN 1968, thôn 8, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) cho biết, gia đình ông có khoảng 5ha trồng tiêu với khoảng 5.000 trụ tiêu đang cho thu hoạch.
Theo ông Lâm, năm nay do tiêu mắc bệnh nên năng suất, chất lượng giảm hơn so với những năm trước.
“Năm nay gia đình tôi chỉ thu được 5 tấn/5ha, tính ra ít hơn nhiều so với những năm trước. Năm nay giá tiêu thấp (còn chưa đầy 60.000 đồng/kg - PV) nên nếu bán ra cũng chẳng có lời bao nhiêu”, ông Lâm nói.
Không chỉ lao đao về giá cả và sâu bệnh hại mà những hộ gia đình trồng tiêu còn nhọc nhằn trong việc đi tìm nhân công hái tiêu…
Ông Lâm cho hay, với diện tích vườn vào khoảng 5ha, gia đình ông phải thuê 15 nhân công để thu hoạch
“Mỗi nhân công tôi thuê với giá 180.000 đồng/ngày, mặc dù giá thuê cao hơn so với những năm trước nhưng gia đình tôi tìm mãi mới được vài người”, ông Lâm cho hay.
Các nhà vườn chật vật mãi mới thuê được nhân công hái tiêu. Ảnh: Trang Anh |
Rơi vào hoàn cảnh tương tự, ông Lương Quốc Khoa (SN 1975, thôn Lộc Bằng, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) có khoảng 1ha tiêu năm thứ 4.
Ông Khoa cho hay, năm ngoái tiêu của gia đình ông thu bói nên được khoảng 2 tấn/1ha. Năm nay mặc dù tiêu vào vụ thu chính nhưng sản lượng tiêu mà gia đình thu được cũng chỉ ngang với năm vừa qua do sâu bệnh.
Theo ông Khoa, do giá tiêu thấp, nên gia đình phải trữ tiêu, đợi được giá mới bán với hy vọng kiếm được ít tiền lời.
“Với giá cả như hiện nay, gia đình tôi mà bán, trừ tất cả chi phí bỏ ra thì chắc chỉ hòa vốn chứ không có lời. Do đó, gia đình đang găm lại để chờ giá lên mới bán”, ông Khoa nói.
Không chỉ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tại Gia Lai nhiều hộ gia đình cũng lao đao bởi hồ tiêu rớt giá thảm hại.
Tiêu mất mùa, mất giá khiến người dân như ngồi trên đống lửa. Ảnh: Trang Anh |
Cô Lê Thị Thúy (SN 1968, xã Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) cho biết, gia đình cô có 1200 gốc tiêu, tuy nhiên năm nay chỉ có khoảng 800 gốc có thể thu hoạch.
Cũng theo cô Thúy, với 800 gốc tiêu của gia đình, sau khi thu xong cũng chỉ được khoảng 300-400kg hồ tiêu. Bên cạnh đó, do thiếu nhân công nên gia đình cô phải đi từng cây để "mót" tiêu mang về.
Do tiêu mất giá nên nên gia đình quyết định phơi khô, đóng bao trữ lại, đợi giá nhích lên mới bán.
“Không chỉ riêng nhà tôi, những hộ gia đình trồng tiêu tại khu vực cũng đang mất ăn mất ngủ lo lắng về giá hồ tiêu. Nhiều gia đình cũng quyết định trữ tiêu lại đợi giá lên mới bán”, cô Thúy lo lắng nói.
Tại tỉnh Đắk Lắk, theo quy hoạch đến năm 2020, sẽ phát triển 16.000 ha hồ tiêu nhưng nay đã vượt lên 21.000 ha. Tại tỉnh Gia Lai, hiện đã có trên 16.000 ha, vượt gấp ba lần quy hoạch. Trong khi đó tỉnh Đắk Nông đã vượt 4 lần so với quy hoạch. |
Học sinh lớp 5 kể lại giây phút nhảy xuống hồ giành lại 2 bạn từ tay 'Hà Bá'
Không ngại nguy hiểm, em Y Nhơng đã liều mình nhảy xuống hồ để cứu hai bạn đang chới với giữa dòng nước. |
Giáo viên tố bị phụ huynh hành hung, phụ huynh tố ngược lại giáo viên
Vừa qua, giáo viên tại Trường mầm non Hoa Hồng đã có đơn tố bị một phụ huynh hành hung tại trường. Tuy nhiên vị ... |