Con mắt giả của nhà làm phim Rob Spence có chức năng đặc biệt là ghi lại hình ảnh. Ảnh: Getty |
Ông Spence, 44 tuổi, bị tổn thương mắt bên phải do tai nạn bắn súng từ khi còn nhỏ. Dù đã cố gắng giữ gìn, giác mạc bên mắt tổn thương bị thoái hóa khiến ông mất thị lực và cần phẫu thuật loại bỏ vào năm 2007.
Khi đó, ông nảy ý tưởng thay thế mắt bị hỏng bằng mắt giả tinh vi hơn loại thông thường.
Spence đã tìm đến Kosta Grammatis, một nhà thiết kế kiêm kỹ sư điện tử, để nhờ ông thiết kế mô hình mắt gắn camera hay gọi tắt là mắt camera, theo Livescience.
Một chiếc camera không dây được gắn phía sau mắt giả của nhà làm phim.
Các thiết bị tạo mắt camera gồm máy phát siêu nhỏ, pin nhỏ, máy ảnh thu nhỏ và cảm biến từ tính, cho phép Spence có thể bật và tắt camera.
Sau đó, kỹ sư điện Martin Ling đã giúp ông Spence thiết kế bảng mạch nhỏ gọn có thể lấy tất cả dữ liệu từ camera và gửi ra ngoài thông qua thiết bị thu.
Phiên bản đầu tiên của mắt camera được chế tạo thành công vào năm 2008, dù Spence mới giới thiệu chiếc mắt đặc biệt của ông tại hội nghị Future World ở Canada vào ngày 10/6.
Các thiết bị tạo mắt camera gồm máy phát siêu nhỏ, pin nhỏ, máy ảnh thu nhỏ và cảm biến từ tính. Ảnh: Livescience |
Spence không phải là “Cyborg” đích thực - một nhân vật nửa người nửa máy như trong phim viễn tưởng - vì hiện tại con mắt camera này không kết nối với não hay thần kinh thị giác.
Thời lượng ghi hình của mắt camera chỉ kéo dài khoảng 30 phút. Điều này đồng nghĩa không phải lúc nào nó cũng hoạt động.
Con mắt camera này cũng được trang bị đèn LED phát sáng màu đỏ, vì vậy bất cứ ai đang được ghi lại đều có thể nhận thấy rằng họ đang được ghi hình.
Ông Spence tin rằng, những giới hạn này khiến thiết bị đặc biệt của ông khác với những thiết bị công nghệ khác về quyền riêng tư, chẳng hạn như Google Glass - vật có thể ghi lại hình ảnh mọi lúc mà đối tượng không hay biết.
Theo Spence, cũng có những tranh luận về quyền thay thế con mắt hư của ông với quyền riêng tư của người khác. "Tôi không được phép đặt một máy ảnh trong cơ thể tôi sao?" Spence phản bác.
Spence không phải là hình mẫu “Cyborg” đầu tiên trên thế giới. Nghệ sĩ Neil Harbisson mắc chứng mù màu bẩm sinh, nhưng ông có thể nhận biết màu sắc nhờ vào con mắt điện tử có chức năng biến màu sắc thành những nốt nhạc.
Còn giáo sư Kevin Warwick, chuyên gia điều khiển học tại Đại học Reading ở Anh, đã cấy ghép nhiều thiết bị khác nhau vào cơ thể ông.
Mục tiêu của ông là trở thành một “Cyborg” hoàn hảo nhất có thể. Các cấy ghép của ông gồm một vi mạch trong cánh tay giúp ông có thể mở cánh cửa, bật đèn và kích hoạt máy sưởi, hay cấy 100 điện cực vào khu thần kinh trung chuyển trên tay trái.
Dùng công nghệ cao để gian lận: Điện thoại đội lốt đồng hồ, máy tính casio
Hiện nay có hai thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử phổ biến là máy tính bỏ túi và đồng hồ. |
Người Nhật biến rác thải thành quần áo như thế nào
Tại Nhật Bản, rác thải được phân loại kỹ lưỡng và tái chế thành các sản phẩm hữu dụng trong cuộc sống, góp phần bảo ... |