Đồng đội phi công Su-22: 'Bình thường thôi nếu nhắc về chúng tôi' | |
Gặp lại chiến sĩ duy nhất còn sống của Trung đội anh hùng Mai Quốc Ca |
Ngày cuối năm, ở một góc bênh viện tâm thần Khánh Hòa, tiếng hát tiếng cười của một nhóm nhỏ những cựu chiến binh làm rộn vang khuôn viên.
Từ trái sang phải: Bác sĩ Nguyễn Văn Xáng, Đinh Văn Báng, Trầm Lợi Mến những cựu chiến binh chiến trường K trong một chiều cuối năm tại bệnh viện tâm thần Khánh Hòa. (Ảnh: Khải An) |
Ở đó, mọi người quay quanh bệnh nhân Đinh Văn Báng (SN 1952), họ nhắc lại những câu chuyện xưa và bắt những điệu nhạc, vầng thơ quen thuộc của đời lính… để ông Báng hát theo như một cách gọi nhớ những kỉ niệm nơi người đàn ông vốn đã bị mất trí.
Theo các CCB, sau năm 1975, Khánh Hòa có nhiều đợt tòng quân, Đinh Văn Báng và Trầm Lợi Mến nhập ngũ cuối năm 1976 thuộc đợt đầu vào biên chế của lính sư 2, Quân khu 5.
Đợt 2 vào tháng 8/1978, có bác sĩ Nguyễn Văn Xáng (hiện là Giám đốc Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa) và một số anh em khác nhập ngũ và được biên chế về trung đoàn 93, sư 2 cùng đơn vị với ông Mến và ông Báng. Giờ họ là những người nằm trong Ban liên lạc của lính sư 2 tại Khánh Hòa.
Khoát vai ông Báng, CCB Trầm Lợi Mến chia sẻ: “Thời trong quân ngũ Báng là một cây văn nghệ sư đoàn. Báng thuộc nhiều thơ và nhạc, hát rất hay nên giờ gặp mặt anh em hay bắt Báng hát và đọc thơ để giúp khôi phục phần nào trí nhớ của bạn”.
Ông Mến và ông Báng gặp nhau trong một sớm mùng 4 Tết Mậu Tuất 2018. (Ảnh: Trầm Lợi Mến) |
Ông Mến kể, cơ duyên ông và các đồng đội gặp lại ông Báng là một câu chuyện dài và có phần may mắn. Hôm ấy, sáng sớm mùng 4 Tết Mậu Tuất 2018, ông đưa con gái ra sân bay về quê thì nghe một giọng nói quen thuộc “đi đâu mà sớm vậy Mến” phát ra từ một người đàn ông râu tóc bù xù, ăn mặc nhếch nhác ngồi trước nhà.
Ông Mến tiến lại gần người đàn ông “bí ẩn” rồi chợt sửng người khi mơ hồ nhận ra người đồng đội Đinh Văn Báng năm nào ở chiến trường K.
“Vì vội đưa con ra sân bay nên tôi chỉ vội chụp với Báng tấm hình và đưa Báng ít tiền tiêu. Trên đường đi, con gái có hỏi người đàn ông ấy là ai. Tôi đáp, bạn ba ở cùng chiến trường. Rồi con tôi lại nói: “Con thấy bạn ba sau ngày trở về nhiều người thành công, hạnh phúc sao chú ấy lại trở nên như vậy?”. Tôi bất giác im lặng và tự nhủ sẽ tìm được Báng khi đưa con đi sân bay về”, ông Mến nhớ lại.
Trở về, người đàn ông “bí ẩn” đã đi mất. Ông Mến chạy đến gặp bác sĩ Xáng để báo tin nhưng bác sĩ Xáng không chắc người đàn ông trong bức ảnh là người đàn anh nhập ngũ trước mình có tài văn nghệ, thơ ca… nhưng vẫn nhờ ông Mến đến gia đình ông Báng để xác minh.
Biết gia đình đã “ngán” ông Báng và đã đưa ông vào tận bệnh viện tâm thần Biên Hòa để điều trị nhưng bất thành, ông Mến vẫn kiêm trì tìm kiếm khắp Nha Trang trong 3 ngày liên tiếp.
“Đến ngày thứ 4 thì tôi gặp Báng nhưng Báng không nhận ra tôi cũng lúc này tôi tin chắc người đàn ông điện dại kia là Đinh Văn Báng, người đã ở cùng an hem chúng tôi trong giai đoạn khó khăn nhất ở chiến trường K”, ông Mến nhớ lại.
Để giúp bạn khỏi bệnh, cứ 1-2 tuần các cực chiến binh lại lên bệnh viện thân thần hát hò cùng ông Báng. (Ảnh: Khải An). |
Sau đó, ông Mến báo tin cho bác sĩ Xáng, ngay tức thì cả hai quyết định phải “cứu” đồng đội. Rồi mọi người “ủ mưu” đưa ông vào bệnh viện tâm thần nhưng thất bại vì ông Báng bỏ trốn. Mất một thời gian tìm lại, đến lần thứ 2 mọi người mới đưa ông vào bệnh viện tâm thần Khánh Hòa.
Những tưởng ông Báng sẽ chống cự vì đã ám ảnh với bệnh viện tâm thần nên mọi người chuẩn bị khá kỹ, từ dây trói đến cả những nhân viên y tế cũng không được mặc áo blouse.
Nhưng bất ngờ thay, khi gặp bác sĩ Xáng, người đàn ông “điên dại” lại đứng nghiêm giọng dõng dạt "Chào thủ trưởng Thuận".
“Anh em không biết thủ trưởng Thuận là ai nhưng tin chắc anh Báng trong quân ngũ sẽ rất vâng lời thủ trưởng nên tôi mạnh dạng chỉ đạo “Anh em lính tráng lâu ngày gặp lại làm vài ve chứ?”. Vừa nói, tôi vừa chỉ tay về phía xe ô tô “Cậu lên trước đi”. Nghe thế, anh Báng vội lên xe. Vậy là chúng tôi đến thẳng bệnh viện”, bác sĩ Xáng nhớ lại.
Để ông Báng không phản đối, các cựu chiến binh đã đề nghị vợ con ông Báng cùng lên ở bệnh viện vài hôm để chăm sóc và giúp ông Báng làm quen với chỗ mới. Vợ ông Báng chỉ ở lại chăm chồng vài hôm rồi về vì bà còn phải đi bán vé số để nuôi mình.
Bác sĩ Xáng, ông Mến sau này là một vài đồng đội trong sư 2 trở thành người “bảo trợ” từ chuyện viện phí cho đến những chi phí khác.
Ông Đinh Văn Báng tỉnh táo sau gần một năm điều trị. Ngày cuối năm ông được cho về nhà cúng tổ tiên. (Ảnh: Trầm Lợi Mến). |
Cứ một hai tuần các đồng đội lên thăm ông Báng, ban đầu mọi người kéo ông ra căn tin ăn uống, nói chuyện, hát hò. Thi thoảng thì xin bệnh viện đưa ông ra ngoài để “làm vài ve”.
Thấy đồng đội hát hò, nhắc lại chuyện quận ngũ và trêu đùa nhau ông Báng dần lấy lại ký ức và tỉnh táo.
Bà Phạm Thị Thanh Tuyền – phụ trách căn tin bệnh viện tâm thần Khánh Hòa cho biết, nếu người không rõ ngọn nguồn câu chuyện nhìn vào, chẳng ai nghĩ họ đang giúp người đồng đội mình lấy lại ký ức và điều trị bệnh tâm thần đầu.
“Những người đồng đội của ông Báng cứ một hai tuần là lên thăm ông Báng một lần. Họ vui lắm, cứ hát, đọc thơ rồi chọc ghẹo nhau vậy mà ông Báng dần tỉnh táo, hiểu chuyện và có thể hát rất nhiều bài, nhớ nhiều câu chuyện và nhận ra được tất cả mọi người”, bà Tuyền cho biết.
Nhờ tình đồng đội, người đàn ông mất trí Đinh Văn Báng đã dần hồi phục. (Ảnh: Trầm Lợi Mến) |
Những ngày trước Tết, những cựu binh, những đồng đội của CCB Đinh Văn Báng đã đưa ông về nhà cúng tất niên. Ông Báng đứng trước bàn thờ tổ tiên khấn vái, đi chào thăm mọi người – điều mà không ai tin được khi chỉ cách đây hơn 1 năm ông vẫn là kẻ điên dại ngủ bụi bờ ở phố phường Nha Trang.
Hơn 500 cựu binh Trường Sa tổ chức lễ tưởng nhớ đồng đội hy sinh tại Gạc Ma
Chiều tối 14/3, tại TT. Hòa Vinh, huyện Đông Hòa (Phú Yên), Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa tỉnh Phú Yên đã ... |
Gặp người cựu chiến binh hơn 40 năm 'canh giấc' cho các liệt sĩ
Sau khi tham gia chiến trường trở về, dù đang mang trong mình di chứng chiến tranh, nhưng người cựu chiến binh năm ấy vẫn ... |
Thời sự 08:23 | 11/02/2019
Thời sự 07:00 | 10/02/2019
Kinh doanh 23:00 | 08/02/2019
Thời sự 08:08 | 08/02/2019
Kinh doanh 06:25 | 08/02/2019
Kinh doanh 00:28 | 08/02/2019
Giáo dục 00:21 | 08/02/2019
Thời sự 07:45 | 07/02/2019