Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang

Nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng nhưng chỉ hoạt động được một lần rồi bỏ hoang.

Bên trong nhà máy thép 3.000 tỉ bỏ hoang: Gần 10 năm dừng hoạt động khiến Nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân (Hạ Long, Quảng Ninh) hoang tàn. Bên trong, máy móc phủ bụi, hư hỏng.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 2.

Nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân thuộc Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân (Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy - SBIC) được Tập đoàn Vinashin xây dựng từ năm 2003 với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng trên diện tích 15 ha tại khu Công nghiệp Cái Lân (TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 3.

Nhà máy có công suất giai đoạn đầu là 500 nghìn tấn sản phẩm/năm, sử dụng dây chuyền, công nghệ của Trung Quốc.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 4.

Dự án khi đi vào hoạt động sẽ trở thành nhà máy cán thép tấm nóng khổ rộng đầu tiên và lớn nhất ở Việt Nam. Ngành đóng tàu trong nước từng vọng nhà máy này sẽ cung ứng phần lớn thép tấm khổ lớn thay thế sản phẩm nhập khẩu để phục vụ đóng những con tàu biển có tải trọng hàng vạn tấn.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 5.

Nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân được đầu tư các thiết bị hiện đại như lò nung công suất 8 tấn/giờ, máy cán, sàn nguội, máy cắt chiều dài, máy nắn công nghệ tiên tiến...

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 6.

Đến đầu năm 2010, nhà máy hoàn thành hơn 90% hạng mục và chạy thử, cho ra mẻ thép tấm đầu tiên đạt yêu cầu. Tuy nhiên, nhà máy này sau đó phải dừng hoạt động vì vướng đại án xảy ra tại Vinashin.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 7.

Thông tin từ Công ty TNHH MTV cán nóng thép tấm Cái Lân cho hay nguyên nhân khiến nhà máy này bị bỏ hoang là do công ty mẹ Vinashin làm ăn thua lỗ. Điều đó khiến số phận của các công ty thành viên cũng rơi vào tình cảnh chết yểu.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 8.

Gần 10 năm không hoạt động khiến khung cảnh nhà máy hoang tàn, máy móc phủ bạt ám đầy bụi bẩn.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 9.

Nước biển ngấm làm hỏng các hầm chứa hệ thống thủy lực chìm, lắp đặt dưới hầm sâu 8,5 m.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 10.

Thiết bị, sắt thép để lâu dẫn đến hư hỏng, hoen gỉ, nằm chỏng chơ như đống sắt vụn.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 11.

Phòng điều hành dây chuyền với máy tính, máy in, sổ sách, bàn ghế... bỏ không suốt gần một thập kỉ.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 12.

Bàn điều khiển dây chuyền cán thép hư hỏng, bám dày đặc bụi bẩn.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 13.

Trước đây nhà máy có hơn 300 người làm việc, nhưng nay chỉ còn 33 người, chủ yếu là bảo vệ, trông coi các nhà xưởng, máy móc. Ông Dinh (60 tuổi, trú TP Hạ Long) cho biết ông làm bảo vệ ở đây đã được 5 năm. "Tôi nhận lương 3 triệu đồng. Trước đó, chúng tôi còn được trả lương đều đặn nhưng từ tháng 7/2019 trở lại đây thì chưa được trả lương", ông nói.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 14.

Ngày 23/10, trao đổi với Zing.vn, ông Hoàng Việt Văn, Giám đốc Công ty cán nóng thép tấm Cái Lân, cho biết năm 2018, đơn vị này đã trình Bộ Giao thông vận tải xem xét phương án phá sản. "Hiện nay Bộ GTVT đang xin ý kiến Thủ tướng", ông Văn nói.

Nhà máy thép 3.000 tỉ hoang tàn sau gần 10 năm bỏ hoang - Ảnh 15.

Nhà máy cán thép tấm nóng Cái Lân nằm trong Khu công nghiệp Cái Lân. (Ảnh: Google Maps).

Tag:
chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.