Nhà nước thu về hơn 14.000 tỷ nhờ thoái vốn khỏi các tập đoàn, công ty lớn

Trong hai tháng đầu năm 2017, Nhà nước thu về hơn 14.000 tỷ đồng trong đó phần lớn là nhờ việc bán vốn của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Trong đó, thoái vốn tại 5 lĩnh vực nhạy cảm được 35,8 tỷ đồng; thu về 36,3 tỷ đồng; thoái vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác ngoài 5 lĩnh vực nhạy cảm được 1.703 tỷ đồng; thu về 2.061 tỷ đồng. Các lĩnh vực nhảy cảm gồm chứng khoán, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bất động sản và quỹ đầu tư.

Thoái vốn của SCIC tại Vinamilk với giá trị 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286,4 tỷ đồng. (Ảnh Vinamilk)

Đặc biệt, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán vốn tại 11 doanh nghiệp với giá trị là 1.299 tỷ đồng; thu về 12.101 tỷ đồng. Con số này bao gồm cả số thoái vốn của SCIC tại Vinamilk với giá trị 783,7 tỷ đồng, thu về 11.286,4 tỷ đồng.

Cũng trong 2 tháng đầu năm 2017, tuy cả nước chưa thực hiện cổ phần hóa được đơn vị nào nhưng các đơn vị vẫn đang tích cực tổ chức triển khai thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp theo Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020.

Bộ Tài chính đã hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về cổ phần hóa DNNN.

Theo Bộ Tài chính, dự thảo Nghị định được ban hành sẽ khắc phục được các bất cập về cổ phần hóa trong thời gian qua và là cơ sở để đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa trong thời gian tới.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.