Nhà sáng lập Daewoo qua đời: Cùng nhìn lại thăng trầm của đế chế từng hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc

Ông đã chứng kiến sự lớn mạnh rồi suy tàn của một đế chế từng lớn thứ hai tại Hàn Quốc.

Cựu chủ tịch Daewoo Kim Woo-choong, người xây dựng nên một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất Hàn Quốc, đã qua đời ở tuổi 83 tại bệnh viện Daewoo Sky ở Hàn Quốc do tuổi già. 

Những thăng trầm của đế chế Daewoo

Sinh ra ở Daegu, ông Kim khởi nghiệp Daewoo như một công ty dệt may vào những năm 1967, khi ông 30 tuổi. Từ những khởi đầu khiêm tốn - công ty bắt đầu chỉ với 5 triệu won tiền vốn, đã phát triển thành một đế chế hùng mạnh, bao gồm các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu, và thiết bị gia dụng.

Đến năm 1993, ông Kim đã thúc đẩy mở rộng đầu tư toàn cầu vào các thị trường nước ngoài như: Việt Nam, Uzbekistan, Ba Lan và Ấn Độ, thông qua việc sáp nhập và mua lại. Chiến lược tích cực này đã giúp Daewoo trở thành tập đoàn số 2 tại Hàn Quốc vào năm 1998, vượt qua Samsung. Nó được xếp hạng thứ 18 bởi Fortune Global 500 về doanh thu.

image4

Daewoo từng là một đế chế hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc. (Ảnh: Nikkei).

"Chủ tịch Kim Woo-choong là người tiên phong lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa và toàn cầu hóa tại Hàn Quốc. Ông đã gieo hạt giống quản lí toàn cầu ở Đông Âu ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và lần đầu tiến tới Mỹ Latinh, Trung Quốc, Việt Nam và châu Phi", Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố khi nghe tin ông qua đời.

Nhưng vinh quang như vậy không kéo dài lâu.

Một cuộc suy thoái kinh tế vào cuối những năm 1990 đã tấn công các thị trường mới nổi, nơi có nhiều doanh nghiệp chủ chốt của Daewoo, gây ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản tại công ty. Ngay sau đó, khủng hoảng tài chính châu Á đã nổ ra, và Daewoo thấy mình bỗng chốc mắc nợ hàng tỉ USD.

Ngay cả việc bán khách sạn Hilton ở Seoul với giá 215 triệu đô la vào năm 1999 cũng không đủ để cắt giảm tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hơn 400%. Daewoo đã công bố kế hoạch tái cấu trúc, để cắt giảm các chi nhánh của mình từ 41 xuống con số 10.

Sau đó, các chủ nợ đã bán Daewoo Motors cho General Motors, trong khi công ty thương mại Daewoo International được mua lại bởi nhà sản xuất thép địa phương Posco. Đơn vị đóng tàu của Daewoo đã chịu sự quản lí của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc trong hai thập kỉ qua, và gần đây đã đồng ý với Công ty Công nghiệp nặng Hyundai để hợp nhất .

Cuộc đời bi đát của ông trùm xứ kim chi

h

Bản thân ông Kim cũng phải đối mặt với một số phận bất hạnh tương tự. (Ảnh: Daewoo).

Bản thân ông Kim cũng phải đối mặt với một số phận bất hạnh tương tự.

Sau khi công ty của ông sụp đổ, ông trốn ra nước ngoài để tránh một cuộc điều tra hình sự về các hoạt động của công ty.

Ông trở về Hàn Quốc vào năm 2005, năm sau đó đã nhận án tù 8 năm rưỡi và 18.000 tỉ won tiền phạt, vì gian lận kế toán và sử dụng báo cáo tài chính giả để vay 10.000 tỉ won. Ông được ân xá năm 2008 ,bởi Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh Moo-hyun.

Sau khi ra tù, ông lãnh đạo một chương trình giáo dục dành cho các doanh nhân trẻ ở Việt Nam.

Trong một cuốn sách xuất bản năm 2014, được chắp bút bởi Giáo sư Shin Jang-sup của Đại học Quốc gia Singapore, ông Kim đổ lỗi cho các quan chức kinh tế, vì đã để Daewoo sụp đổ.

Các nhà phân tích nói ông Kim  là biểu tượng cho sự thành công và cả những thất bại của kinh tế Hàn Quốc. Lúc sinh thời, ông gần gũi với cựu Tổng thống Park Chung-hee - nhà lãnh đạo đã tạo nên sự tăng trưởng kinh tế phi thường của Hàn Quốc, dưới triều đại kéo dài 18 năm của ông.

"Chủ tịch Kim có hai mặt trong cuộc đời. Ông đã xây dựng lên một đế chế hùng mạnh bậc nhất Hàn Quốc trong thời kì công nghiệp hóa, cũng chứng kiến nó sụp đổ nhanh chóng", Park Ju-keun, người đứng đầu CEO Score, một công ty phân tích sức khoẻ doanh nghiệp, cho biết. 

"Ông ấy đã sống một cuộc đời biểu trưng cho một giai đoạn lịch sử hiện đại của đất nước Hàn Quốc", Park nói.

chọn
Cận cảnh lô đất vàng quy hoạch cho Vietcombank ở khu đô thị mới Cầu Giấy
Ngân hàng Vietcombank sở hữu mảnh đất khoảng 5.054 m2 để xây dựng tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc ở khu đô thị mới Cầu Giấy.