JP Morgan: Ngân hàng Việt Nam là kênh đầu tư hấp dẫn, tăng trưởng nhanh, sinh lợi cao

Theo CNBC, JP Morgan nhấn mạnh các ngân hàng Việt Nam đang có lãi, có khả năng duy trì mức tăng trưởng cao mà không cần quá nhiều vốn trong một thời gian dài.

Ngân hàng Việt Nam là kênh đầu tư hấp dẫn, JP Morgan rất quan tâm Vietcombank, Techcombank và ACB

"Các ngân hàng Việt Nam đang phát triển nhanh và có lợi nhuận khá cao", ông Harsh Modi, Giám đốc mảng nghiên cứu tài chính của JP Morgan, nói với CNBC. "Họ có thể duy trì mức tăng trưởng cao trong một thời gian dài mà không cần quá nhiều vốn".

"Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mà những ngân hàng này tạo ra là khá cao. Lợi nhuận cao hơn mức tăng trưởng của bản cân đối kế toán", Modi nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11/2019.

"Điều đó có nghĩa là hiện tại, các ngân hàng Việt Nam về mặt lí thuyết không cần huy động vốn để thúc đẩy mức tăng trưởng. Nhưng dù sao họ cũng sẽ tiếp tục huy động nhằm tăng tỉ lệ vốn và đáp ứng các yêu cầu pháp lí", vị chuyên gia giải thích.

106284980-1575859625545gettyimages-120012438

JP Morgan: Ngân hàng Việt Nam là một kênh đầu tư hấp dẫn, tăng trưởng nhanh, sinh lợi cao. (Ảnh: CNBC).

Cũng trong một báo cáo tháng 11 mà ông Modi đồng tác giả, các nhà phân tích của JP Morgan cho biết họ kì vọng các ngân hàng Việt Nam trong hai năm tới sẽ mang lại lợi nhuận từ 15% đến 21% trên vốn chủ sở hữu. Hiện JP Morgan đang rất quan tâm đầu tư vào Vietcombank, Techcombank và ACB.

Theo chuyên gia kinh tế của JP Morgan, các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế Việt Nam cũng đang thúc đẩy sự lạc quan hơn trong ngành ngân hàng.

Năng suất trong các lĩnh vực định hướng xuất khẩu được cải thiện đang thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam. Theo Modi, điều này sẽ giúp cải thiện khả năng xuất khẩu, và thặng dư tài khoản vãng lai trong vài năm tới, đồng thời nó cũng giúp đảm bảo thanh khoản trong nước hợp lí.

Việt Nam cũng được cho là một trong số những quốc gia hiếm hoi hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, dẫn đến sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phần còn lại của Đông Nam Á

1

"Có nhiều cơ hội trên khắp Đông Nam Á, nhưng tuỳ vào mỗi thị trường mà sẽ có những rủi ro và lợi nhuận khác nhau", Modi cho biết. (Ảnh: Hanoi Times).

"Có nhiều cơ hội trên khắp Đông Nam Á, nhưng tuỳ vào mỗi thị trường mà sẽ có những rủi ro và lợi nhuận khác nhau", Modi cho biết.

JP Morgan nhìn chung rất thích các ngân hàng ở Indonesia, như Bank Mandiri , Bank Rakyat Indonesia và Bank Central Asia. Tại Thái Lan và Phillipines, JP Morgan đang chú ý đến một số ngân hàng như: Kasikornbank, Bangkok Bank, Metropolitan Bank, Trust Company và East West Banking Corp.

Giải thích về sự khác nhau giữa đầu tư vào Việt Nam và vào các quốc gia khác, Modi cho biết, đầu tư vào các nước Đông Nam Á sẽ ngắn hơn.

"Những hạn chế trong việc tiếp cận thị trường sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư có cái nhìn dài hạn hơn ở Việt Nam, trong khi đó với những định chế tài chính tốt hơn các nhà đầu tư sẽ thích đầu tư ngắn hạn hơn", ông Modi nói.

Với những thị trường Đông Nam Á được liên kết chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu nhưu Singapore, Thái Lan và Việt Nam, thì thương mại vẫn sẽ là những "rủi ro lớn nhất". Modi giải thích rủi ro nằm ở việc các quốc gia đó có thể sử dụng các chính sách tài khoá kết hợp với chính sách tiền tệ, và công nghiệp tốt đến mức nào để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, cải thiện năng suất và thu hút đầu tư.

Riêng đối với Indonesia và Phillipines, các chính sách quốc nội quan trọng hơn vì mức tăng trưởng phụ thuộc nhiều hơn vào những thay đổi của các yếu tố nội bộ như thanh khoản.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Đạt Phương: Mục tiêu lãi 343 tỷ đồng, tìm thêm dự án bất động sản công nghiệp
Năm 2024, Đạt Phương đặt kế hoạch doanh thu thuần hợp nhất 4.566 tỷ đồng và lãi sau thuế 343,5 tỷ đồng. Với mảng bất động sản, năm nay Đạt Phương sẽ tập trung triển khai khu đô thị Cồn Tiến và Casamia Hội An, đồng thời tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án công nghiệp.