Cuối tháng Chạp, những vườn dong của người dân xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) bước vào đợt cao điểm thu hoạch lá bán Tết. Ảnh: Văn Dũng |
Theo các chủ vườn, diện tích các vườn dong rộng hàng nghìn m2 đã được các thương lái đặt mua từ trước Tết. Nhưng việc thu hoạch và bó lá phải do chủ vườn tự thuê người làm. Ảnh: Văn Dũng |
Do không thuê được người làm nên ông Võ Kim Phượng (77 tuổi, ngụ ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm) phải tự mình xuống vườn chặt lá dong để giao cho khách. “Tôi đã đi khắp nơi, kêu gọi nhiều người nhưng năm nay nhân công ít quá. Những người chấp nhận làm thì họ đòi trả tiền công cao hơn mọi năm, buộc tôi lo cơm trưa, nước uống”, ông Phượng nói. Ảnh: Văn Dũng |
Cũng theo ông Phượng, năm nay gia đình ông dự định thuê 20 người chặt, bó và vác lá. Giá thuê nhân công giao động từ 200 – 300.000 đồng/người/ngày. Ông Phượng nói và cho biết thêm sau khi trừ các chi phí chăm sóc, thuê nhân công, gia đình ông lãi trên 60 triệu đồng từ lá dong vụ Tết. Ảnh: Văn Dũng |
Do vườn dong nằm ở khu vực gần suối, có địa hình dốc, khó đi lại nên những người khoẻ mạnh, nhanh nhẹn mới có thể làm được. Ảnh: Văn Dũng |
Sau khi thu hoạch, nông dân phân loại lá và bán ra thị trường. Những lá đại có bề rộng 30cm được bán với giá 1.500 đồng/lá. Các loại lá trung, lá chân (loại lá nhỏ nhất-pv), bán với giá 800 -1.000 đồng. Ảnh: Văn Dũng |
Các lá dong sau khi được phân loại sẽ được bó lại, mỗi bó khoảng 50 lá. Ảnh: Văn Dũng |
Tại vườn gia đình anh Nguyễn Thanh Tâm (43 tuổi, xã Quang Trung), nhiều người được “điều động” chặt lá để chủ nhà đáp ứng hàng cho thương lái. Tuy nhiên, do diện tích vườn lớn nên vẫn không đủ người để làm. Ảnh: Văn Dũng |
Những đứa trẻ trong nhà cũng được "điều động" đi vác lá dong khi vụ Tết đang vào đợt cao điểm. Ảnh: Văn Dũng |
Theo anh Tâm, những người đến làm việc đều được anh trả tiền theo thỏa thuận. Những lao động xa nhà thì mang theo nước uống, cơm trưa để nghỉ và ăn tại vườn. Ảnh: Văn Dũng |
Xã Gia Kiệm là vùng trồng dong lớn nhất của Đồng Nai với diện tích hàng chục ha. Những nơi ven suối, địa hình hiểm trở, khó trồng cây công nghiệp, cây lương thực đều được nông dân “biến” thành vườn dong. Nông dân cho biết cuối năm, thời tiết ở địa phương khá thuận lợi, nắng vừa nên dong phát triển lá mạnh, ít bị cháy quắt hay sâu bệnh. Do vậy, nguồn lá gói bánh Tết được các thương lái ở khắp nơi như Bình Dương, TP HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu tìm về thu mua. Ảnh: Văn Dũng |
Làng bánh chưng miền Nam hối hả gói bánh phục vụ Tết Mậu Tuất 2018 |