Nhận biết tình huống nguy hiểm và 12 kĩ năng bố mẹ nhất định phải dạy khi con chuẩn bị vào lớp 1

Trước khi con vào lớp 1, các bậc cha mẹ nên trang bị cho trẻ những kĩ năng, thao tác cần thiết để trẻ có thể tự tin khi tới học ở một môi trường mới.
nhan biet tinh huong nguy hiem va 12 ki nang bo me nhat thiet phai day khi con chuan bi vao lop 1 Phụ huynh nên làm gì để giúp con nhanh hòa đồng khi vào lớp 1?
nhan biet tinh huong nguy hiem va 12 ki nang bo me nhat thiet phai day khi con chuan bi vao lop 1 Tiến sĩ Vũ Thu Hương: 'Không cần thiết cho con đi học trước khi vào lớp 1'
nhan biet tinh huong nguy hiem va 12 ki nang bo me nhat thiet phai day khi con chuan bi vao lop 1 Con vào lớp 1, mẹ nháo nhào cho con học thêm, cô hiệu phó khuyên gì?
nhan biet tinh huong nguy hiem va 12 ki nang bo me nhat thiet phai day khi con chuan bi vao lop 1 Bố mẹ có nên cho con ‘học chữ’ trước khi vào lớp 1?

Trao đổi với chúng tôi, TS Vũ Thu Hương - Giảng viên Khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, trước khi con vào lớp 1, các bậc cha mẹ nên trang bị cho trẻ những kĩ năng, thao tác cần thiết để trẻ có thể tự tin khi tới học ở một môi trường mới. Cụ thể gồm những điểm sau:

1. Tự thức dậy khi có tiếng báo thức

Lớp Lá thì con đi học vẫn chưa bị ép thời gian. Tuy nhiên, cha mẹ nên đặt đồng hồ và gọi con dậy theo chuông cho con quen dần với việc phải thức dậy theo giờ quy định. Đồng thời, tập cho con dậy sớm và đi ngủ sớm. Thói quen này sẽ vô cùng có lợi cho con khi con bước vào tiểu học.

nhan biet tinh huong nguy hiem va 12 ki nang bo me nhat thiet phai day khi con chuan bi vao lop 1
Trẻ cần học rất nhiều kĩ năng trước khi vào lớp 1. Ảnh minh họa: CTV.

2. Tự chăm sóc bản thân khi ở nhà

Các bậc cha mẹ nên xem lại các con đã học hết các kĩ năng tự chăm sóc bản thân hay chưa. Tự xúc ăn, đói biết lấy đồ ra ăn, biết kẹp bánh mì với bơ, pate để ăn, biết tắm, đi toa-let lau rửa sạch sẽ, biết tự lấy quần áo ra mặc, thay quần áo và tự cho vào máy giặt sạch, biết tránh các vật dụng nguy hiểm khi ở nhà một mình...

Nếu trẻ còn thiếu những kĩ năng nào, cha mẹ cần phải bổ sung ngay. Cách thức hữu hiệu để kiểm tra là cho con ở nhà một mình khoảng 10 - 30 phút. Nếu trẻ biết nhớ những kĩ năng trên thì không nên quá lo lắng. Bố mẹ chú ý, lúc đó con cũng phải đói để kiểm tra kĩ năng con tự tìm thức ăn cho mình.

3. Phòng tránh và ứng phó khi gặp nguy hiểm

Các cha mẹ chú ý dạy con cách thoát hiểm. Đây là nội dung vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Không ai biết trước tương lai mình sẽ gặp phải cảnh ngộ gì.

Có kĩ năng thoát hiểm sẽ giúp trẻ luôn bình tĩnh và ứng phó kịp thời trong từng tình huống. Một số tình huống khẩn cấp mà cha mẹ cần phải lưu tâm khi dạy con như: Bị bắt cóc, xâm hại, hỏa hoạn, đuối nước, bỏng, tai nạn thương tích...

4. Thuộc các số điện thoại khẩn cấp

Ngoài số điện thoại của ông bà, bố mẹ, các con cần học thêm các số điện thoại khẩn cấp nữa như: 113 (Cảnh sát), 114 (cứu hỏa), 115 (cấp cứu)...

Cha mẹ dặn con, trong những trường hợp khẩn cấp thì những chiếc điện thoại hết tiền hoặc mất sóng vẫn có thể gọi cứu hộ được vì đó là số điện thoại nóng đặc biệt.

Con đừng hoảng sợ khi thấy máy hết tiền trong thời điểm khẩn cấp, cứ bình tĩnh gọi cho các số điện thoại kia và nói rõ mình đang ở đâu, luôn có người ứng cứu con kịp thời.

5. Phòng tránh thảm họa

"Phòng tránh" ở đây là khác với "thoát hiểm", các cha mẹ cần dạy con tránh khỏi điều xấu có thể đến. Con cần biết ứng xử phù hợp khi bị ai đó đe dọa, bị đeo bám, bị dồn ép…

Đừng dạy con phản kháng dữ dội bằng bạo lực. Khéo léo thoát ra, không oán không thù là cách sống an toàn nhất. Đừng xui con mách cô, hãy nói con tự thể hiện sức mạnh của bản thân sao cho kẻ đó hoảng sợ là tốt nhất.

Ví dụ: Nếu đang đi trên đường mà thấy ai đó đeo bám, con chỉ cần đi thẳng đến chú công an gần nhất con gặp và hỏi đường hoặc kể là con đang thấy có chú/cô kia đi theo con, chú có thể cho con mượn điện thoại để con gọi cho mẹ được không ạ? Đây là việc làm vừa khôn ngoan mà giữ được an toàn cho trẻ.

6. Hỏi đường, nhờ vả khi gặp khó khăn

Cha mẹ đừng nghĩ đơn giản nhé. Nếu hôm nào đó mình đón con muộn, con gặp khó khăn thì sẽ rất đáng lo ngại. Nếu con biết cách nhờ người lớn mà con gặp ở ngoài thì con sẽ chủ động hơn nhiều.

Như con gái tôi hồi học lớp 1, 2 cứ khi nào trời mưa đều biết cách mượn điện thoại của một phụ huynh bất kì để gọi cho mẹ đến đón. Đến lớp 3, cháu cũng biết cách nhờ người dắt qua đường khi đi học về nên cháu đi qua đường an toàn mà không có bố mẹ đón bao giờ.

nhan biet tinh huong nguy hiem va 12 ki nang bo me nhat thiet phai day khi con chuan bi vao lop 1
TS Vũ Thu Hương. Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Bên cạnh đó, trẻ nên biết xem bản đồ. Con chưa biết chữ nhưng cha mẹ có thể cho con tập làm quen với bản đồ tối giản có các kí hiệu rõ nét. Đánh dấu nhà mình lại và chỉ cho con cách xác định phương hướng. Cách này vừa phát triển khả năng cảm nhận không gian vừa giúp trẻ rất nhiều trong khi tìm đường về nhà nếu bị lạc.

7. Hoàn thành công việc được giao

Vào lớp 1 trở đi, khả năng con có bài tập về nhà hay bài tập cuối tuần là có. Vì thế, các cha mẹ nên tập cho con thói quen phải hoàn thành tốt công việc được giao. Bây giờ chưa có bài tập nhưng cha mẹ có thể giao cho con trách nhiệm và yêu cầu hoàn thành trong một thời gian ngắn nào đó.

Ví dụ: Trong 30 phút, con phải gấp hết chỗ quần áo này, nếu không sẽ bị phạt. Hoặc có thể là trong một giờ, con phải dọn sạch sẽ nhà cửa nếu không sẽ không được đi chơi. Tuyệt đối không giúp con làm để con quen với việc sẽ có những trách nhiệm phải tự làm một mình và sau này sẽ không mè nheo bố mẹ.

8. Giao tiếp lịch sự, lễ phép

Các bé đến tuổi đi học là rất cần phải biết giao tiếp lịch sự. Cha mẹ cần kiểm điểm xem cha mẹ đã là tấm gương nghiêm túc về việc này chưa. Nếu cha mẹ còn xưng hô mày tao, nói tục chửi bậy, nói trống không… thì ngay lập tức tự sửa chữa.

Có dạy con chào mà tự mình không chào thì con cũng chẳng nghe theo đâu. Tấm gương rõ nét đằng trước nó sẽ là hướng thực hiện cho con. Vì vậy, cha mẹ phải chỉnh sửa chính mình trước khi nói con trẻ.

9. Thực hiện công việc nghiêm túc tập trung trong thời gian ngắn

Thời gian này, cha mẹ đừng bắt con tập viết hay tập đọc, con sẽ sợ học vô cùng. Nhưng nếu quy định mỗi ngày ngồi yên một giờ “đọc sách” thì con chắc sẽ đồng ý. Chú ý, đã yêu cầu con đọc sách thì nhớ yêu cầu con kể lại cho cha mẹ nghe. Mua nhiều sách tranh về cho con tưởng tượng mẹ nhé.

Cha mẹ cũng có thể yêu cầu con một giờ xếp hình, hoặc tập đàn, tập thể thao chẳng hạn. Làm quen với thời khóa biểu có một công việc đều đặn hàng ngày sẽ giúp con quen dần với công việc căng thẳng là đi học.

10. Bảo quản đồ dùng của bản thân

Đi học là con sẽ mang theo rất nhiều đồ dùng. Trẻ con mất đồ hồi lớp 1 là vô cùng phổ biến. Cha mẹ có thể dạy con kĩ năng bảo quản đồ bằng việc yêu cầu con tự đeo balo (không mang giúp con), tự sắp đồ trong balo, tự kiểm đồ và nếu mất đồ sẽ bị phạt. Sau vài lần con sẽ rút ra kinh nghiệm và biết cách bảo quản đồ đạc tốt hơn.

11. Làm những công việc bắt buộc mà mình không yêu thích

Trẻ tuổi này được chiều nên rất tùy hứng. Cha mẹ cũng cần yêu cầu con phải thực hiện những gì con phải làm chứ không phải thích làm. Sự khó chịu, bực bội do bị ép buộc sẽ làm trẻ dễ nổi cáu.

Giúp trẻ bình tĩnh và kiên nhẫn thực hiện nhiệm vụ khó chịu là cách hay nhất để con chống lại cảm giác chán học sau này. Cha mẹ có thể xem con ghét gì thì yêu cầu con làm việc đó trong 1 thời gian nhất định.

Ví dụ: Con ghét rửa bát thì cha mẹ yêu cầu con rửa 1 bữa/ngày với sự trợ giúp của mẹ. Cách đó sẽ giúp con dần dần hiểu được “đời không như là mơ”.

Ngoài ra, cha mẹ nên duy trì một môn thể thao yêu thích cho con là cách hay nhất để con phát triển cơ thể hoàn chỉnh, khỏe mạnh. Đồng thời thể thao giúp con xả stress.

12. Chơi hòa đồng với bạn bè

Vào lớp 1, con phải làm việc nhóm rất nhiều, học tập thể suốt ngày. Nếu con luôn ích kỉ, đồ chơi không chia sẻ bao giờ, tính nết hay cáu gắt, nhăn nhó, khi vào lớp chắc chắn sẽ bị các bạn "tẩy chay".

Trẻ con sống bản năng, chúng thích thì chơi, không thích thì chúng đuổi. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn cho con những kĩ năng chơi hòa đồng, nhường nhịn bạn bè. Vào lớp con sẽ có thế giới riêng của con và sẽ yêu lớp học.

nhan biet tinh huong nguy hiem va 12 ki nang bo me nhat thiet phai day khi con chuan bi vao lop 1 Khi gặp cướp trên đường, trẻ em cần làm gì để bảo đảm an toàn?

Nếu con mình trên đường đi học gặp phải kẻ trộm cướp, bố mẹ nhất thiết phải dạy con tuyệt đối tránh những hành động ...

chọn
Đất Xanh: Gem Riverside đã xong pháp lý và sắp mở bán
Đại diện Đất Xanh cho biết dự án Gem Riverside đã cơ bản hoàn thiện pháp lý, doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng từ quý III/2024.