Nháo nhào tuyển sinh lớp 10

Trái với kỳ vọng giảm tải áp lực học hành và thi cử cho học sinh các khối phổ thông, vài năm trở lại đây, áp lực thi đầu cấp ở TP HCM liên tục gia tặng. Phụ huynh lo lắng khi con em mình chuẩn bị vào lớp đầu cấp, đặc biệt là lớp 10. Nguyên nhân bởi do sự thiếu hụt trường lớp, phân bố không đồng đều cũng như sự phân luồng chưa hợp lý.
nhao nhao tuyen sinh lop 10 Trường phổ thông tư thục có phải chỉ dành riêng cho học sinh 'con nhà giàu'?
nhao nhao tuyen sinh lop 10 Hiệu trưởng Trường Marie Curie: Muốn được tự chủ tuyển sinh, sẵn sàng chịu kỷ luật
nhao nhao tuyen sinh lop 10 15 tiêu chí chọn lớp đầu cấp cho con phụ huynh nên biết
nhao nhao tuyen sinh lop 10 Sở Giáo dục Hà Nội tiết lộ nội dung ra đề thi tổ hợp vào lớp 10
nhao nhao tuyen sinh lop 10
Hàng chục ngàn thí sinh TP HCM đang gặp khó vì tuyển sinh lớp 10.

Theo ghi nhận, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM năm 2018 này có sự cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Cụ thể, theo thông tin mà Sở GD&ĐT thành phố đưa ra, có tới khoảng 15.000 thí sinh tốt nghiệp THCS sẽ không được vào học lớp 10 hệ công lập. Tuy nhiên, nếu chỉ xét một số trường ở khu vực trung tâm thành phố, sự cạnh tranh còn khốc liệt hơn nhiều.

Ví dụ như trường THPT Trưng Vương dù chỉ có 630 chỉ tiêu nhưng đã có tới 1.782 nguyện vọng 1. Điều đó có nghĩa là sẽ có hơn 1.000 thí sinh đăng ký vào trường này chắc chắn sẽ bị rớt.

Tuy nhiên, đó chưa phải là trường có tỷ lệ cạnh tranh gay gắt nhất mà trường THPT Gia Định cũng chỉ với 630 chỉ tiêu nhưng có tới 2.089 nguyện vọng đăng ký.

Được biết, đây mới là con số cập nhật (ngày 4/5) và các thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng đăng ký tới hết ngày 10-5 tới nhưng điều đó cũng phản ánh phần nào nhu cầu vào lớp 10 công lập hiện nay.

Lý giải cho tình trạng cạnh tranh quá lớn ở kỳ thi lớp 10, một chuyên gia tuyển sinh ở TP HCM cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là hạ tầng trường lớp ở địa bàn TP HCM không đáp ứng được nhu cầu của người học.

“Do vị trí đặc thù, năm nào lượng học sinh THPT ở TP HCM cũng tăng so với cùng kỳ nhưng các trường, lớp học mới được xây dựng để đáp ứng nhu cầu thực tế lại không tương xứng. Năm 2018 này, tổng số học sinh tốt nghiệp THCS tăng gần 20.000 nhưng cơ sở vật chất lại không theo kịp. Nhiều trường học ở trung tâm thành phố là các công trình kiến trúc cũ, cổ rất khó để cơi nới, xây dựng thêm càng khiến cho áp lực tăng cao. Vì thế, lãnh đạo ngành buộc phải giữ chỉ tiêu dù nhu cầu người học tăng hơn”.

Ngoài việc thiếu trường lớp, chuyên gia này cũng nhận định, còn có sự phân bố không đồng đều giữa các trường học ở TP HCM. Như khu vực trung tâm quận 1, quận 3, quận 5, Phú Nhuận… luôn luôn có tỷ lệ chọi rất cao. Nhưng bên cạnh đó, các trường như THPT Thủ Thiêm (quận 2) có 630 chỉ tiêu trong khi chỉ có 324 nguyện vọng. Hay trường THPT Tân Phong (quận 7) chỉ có 199 nguyện vọng dù chỉ tiêu là 630 suất.

Hay như trường THPT Bình Chánh dù có 450 chỉ tiêu nhưng chỉ chưa tới 100 em đăng ký nguyện vọng. Chính sự phân bố không đồng đều giữa các trường, các địa phương khác nhau (trung tâm và ngoại thành) cũng phần nào gây áp lực lên công tác thi tuyển của các em.

Tuy nhiên, dù bất cứ lý do nào, trước kỳ thi lớp 10 năm nay, hàng ngàn phụ huynh học sinh ở TP HCM cũng nháo nhào tìm chỗ học cho con em mình. Chị Nguyễn Thị Hiền, 41 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú cho biết, mấy ngày nay gia đình chị đang tính toán để điều chỉnh nguyện vọng cho con trai năm nay thi vào lớp 10.

“Chắc chắn các trường ở quận Tân Phú và Bình Tân sẽ khó khăn nên có thể phải cho con ra tới Bình Chánh, cách nhà khoảng hơn 20km để tiếp tục học lớp 10. Tuy nhiên, trường này cũng chưa chắc đỗ vì có thể nhiều gia đình khác cũng nghĩ như mình. Tôi cũng tính cho con đi học ngoài công lập. Tuy nhiên chi phí trường tư rất cao, xấp xỉ 4 triệu đồng/tháng sẽ là áp lực cho gia đình trong 3 năm phổ thông”, chị than thở.

Lo lắng của gia đình chị Hiền cũng là lo lắng của nhiều phụ huynh khác tại TP HCM bởi dự kiến, năm nay sẽ có khoảng 15.000 học sinh bị rớt lớp 10 công lập. Ngoài việc tìm trường tư thục, nhiều gia đình có thể lựa chọn cánh cửa các trường trung cấp, trường nghề hay trung tâm dạy nghề, giáo dục thường xuyên.

Tuy nhiên, việc các em học sinh mới tốt nghiệp THCS (15 tuổi) theo học nghề là khá sớm bởi ở độ tuổi này, ý thức nghề nghiệp và các kỹ năng sống, làm việc của các em chưa thực sự hoàn thiện.

Có thể nói, dù bất cứ nguyên nhân gì, việc có hàng chục ngàn học sinh không được theo học lớp 10 công lập sắp tới cũng khiến nhiều người ở TP HCM lo lắng. Bởi dù là thành phố hiện đại, có hạ tầng giáo dục thuộc loại đứng đầu cả nước nhưng tình trạng học sinh bị buộc phải dồn vào các trung tâm giáo dục thường xuyên, trường nghề, tư thục… là điều khá bất thường, cần phải thay đổi.

nhao nhao tuyen sinh lop 10 Trường phổ thông tư thục có phải chỉ dành riêng cho học sinh 'con nhà giàu'?

Nhiều phụ huynh đang lo lắng, nếu con mình không đủ điểm vào trường công, mà học trường tư thục cũng khó vì học phí ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.