Cụ thể, đây là nghiên cứu được công bố tại Hiệp hội Hô hấp châu Âu (ERS) diễn ra ở Paris (Pháp) do tiến sĩ Norrice Liu và tiến sĩ Lisa Miyashita từ ĐH Queen Mary London (Anh Quốc) thực hiện. Theo đó, lần đầu tiên, khoa học tìm thấy các mảnh phân tử carbon độc hại trong nhau thai của một đứa trẻ vừa được sinh ra.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu từ 5 sản phụ trải qua phương pháp sinh thường tại London. Để thực hiện thành công nghiên cứu này các nhà khoa học đã lấy các mẫu bánh nhau của họ và tiến hành nghiên cứu. Kết quả cho thấy, trung bình mỗi bánh nhau chứa khoảng 5 micromet vuông tinh thể màu đen nghi là carbon đến từ môi trường ngoài. Tổng cộng, có khoảng 60 tế bào với 72 vùng nhiễm đen bên trong 5 bánh nhau.
Các phân tử này tuy đã được một lượng lớn đại thực bào (marcophage cells) bắt lấy và tiêu hủy trước đó, nhưng vẫn còn sót lại phần nào trong nhau thai.
Khói bụi gây ra nhiều tác hại cho nhau thai. |
Lisa Miyashita, nghiên cứu sinh của Hiệp hội cho biết: "Tuy không có nhiều bằng chứng về việc khói bụi ô nhiễm xâm nhập từ đường hô hấp của người mẹ đến nhau thai, nhưng kết quả này khiến chúng tôi thật sự bất ngờ”.
Chưa dừng lại ở đó, nhóm nghiên cứu còn phân tích thêm ở một số sản phụ khác. Và họ vẫn tìm thấy các mảnh phân tử bụi carbon tương tự.
Theo Lisa, nhóm nghiên cứu hiện chưa tìm thấy dấu hiệu cho thấy các hạt carbon thực sự có thể chạm đến bào thai. Tuy nhiên, nhóm cũng tỏ ra lo ngại, rằng chỉ riêng chuyện chúng tồn đọng và gây hại ở nhau thai cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đến thai nhi bên trong rồi.
Giám đốc điều hành Unicef - Anthony Lake gần đây đã cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm không khí đối với trẻ sơ sinh: "Không chỉ các chất gây ô nhiễm đe dọa tới sự phát triển phổi ở trẻ nhỏ, chúng còn có thể làm hỏng vĩnh viễn não bộ, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai của chúng."
Theo nhiều nghiên cứu trước đó của các nhà khoa học hàng đầu thế giới thì khói bụi không chỉ có tác trên mà nó còn gây ra hàng loạt tác hại gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người như bệnh hô hấp, gây mụn lão hóa, tim mạch, béo phì…
Do đó, các nhà khoa học khuyên rằng mỗi khi ra đường chúng ta luôn luôn mang khẩu trang khi đi ra đường.
Khi đang ở trong môi trường có bụi, bạn nên thở bằng mũi, tránh thở bằng miệng, vì thở bằng miệng dễ khiến bụi xâm nhập vào phổi nhanh hơn.
Khi đang đi trên đường, nên hạn chế nói chuyện để ngăn khói bụi xâm nhập vào người.
Sau khi từ ngoài đường về nhà, bạn nên rửa mặt, tay chân sạch sẽ để loại bỏ bớt bụi bẩn ô nhiễm đang bám vào người.
XEM THÊM
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé như thế nào?
Bệnh tiểu đường xuất hiện khi lượng đường trong máu cao vượt mức cho phép. Bệnh tiểu đường nếu đã được xác định từ trước ... |
Đi bộ giúp bà bầu sinh đẻ dễ dàng
Đi bộ là một hoạt động thể thao tốt cho mọi người, đặc biệt là bà bầu. Đi bộ giúp bà bầu ngủ ngon hơn, ... |
Mẹ sinh con tăng động vì lỗi rất nhiều mẹ bầu hiện đại đang mắc phải
Thai phụ béo phì, tiểu đường lâu năm hay có thân hình khỏe mạnh nhưng tăng cân quá nhiều khi mang thai đều ảnh hưởng ... |
Bà bầu cần làm gì để bảo vệ mình và thai nhi mùa nắng nóng?
Những ngày này, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C. Để đảm bảo sức khỏe và ... |
Lối sống thiếu lành mạnh khi mang thai ảnh hưởng lớn đến em bé của bạn
Cuộc khảo sát cho thấy phụ nữ thường không đến khám bệnh để thảo luận về kế hoạch mang thai của họ, và nhiều người ... |