Nhiều thành viên đồng chủ tài khoản quỹ bảo trì chung cư

Sau nhiều lần đưa ra lấy ý kiến, dự thảo Thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (Bộ Xây dựng) mới nhất quy định từ 3 đến 5 thành viên đứng đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư.

Sau nhiều lần đưa ra lấy ý kiến, dự thảo Thông tư về quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư (Bộ Xây dựng) mới nhất quy định từ 3 đến 5 thành viên đứng đồng chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư.

Nhiều thành viên đồng chủ tài khoản quỹ bảo trì chung cư - Ảnh 1.

Các vụ kiện tụng từ việc quản lý, sử dụng phí bảo trì nhà chung cư chưa có hồi kết

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định, 2% Quỹ bảo trì nhà cung cư được giao cho Ban Quản trị nhà chung cư trên nguyên tắc “Tiền của ai người đó quản”.

Theo ông Khởi, tài khoản quỹ bảo trì sẽ do Ban Quản trị đứng tên, số lượng người đứng tên chủ tài khoản (2, 3 hay 5 người trong Ban quản trị) sẽ do Hội nghị nhà chung cư bàn bạc và quyết định. Liên quan đến hoạt động của Ban quản trị, ông Khởi cho biết, trong quy định về biểu quyết của Ban quản trị, việc rút tiền kinh phí yêu cầu phải đảm bảo 100% thành viên Ban quản trị biểu quyết mới được phép tiến hành.

Góp ý về nội dung dự thảo Thông tư về Quy chế quản lí, sử dụng nhà chung cư, trao đổi với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ tịch Công ty TNHH Quản lý Tòa nhà Việt (VietBuildings) nêu quan điểm: “Với góc độ là người làm trong lĩnh vực quản lý bất động sản, quản lí tòa nhà chuyên nghiệp, tôi cho rằng đây là việc làm hữu ích và cần sớm được ban hành”.

Theo ông Tuấn, cái gì Nhà nước không quản lí được thì không nên cấm. Nếu nhà nước không quản lí được, cư dân không quản lí được thì nên giao quyền và tôn trọng Ban quản trị.

“Rút kinh nghiệm từ rất nhiều các vụ khiếu nại, kiện tụng giữa cư dân và chủ đầu tư xoay quanh câu chuyện phí bảo trì trong thời gian vừa qua, tôi cho rằng người mua nên có sự tìm hiểu kỹ, “nhìn mặt đặt tên” trước khi chọn mua nhà. Đương nhiên, theo quy định của pháp luật, để hạn chế được việc này chúng ta cần có thời gian, dần dần hoàn thiện” – ông Tuấn nói.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Tuấn cho biết, VietBuildings hiện đang quản lý 12 tòa nhà tại khu đô thị Times City. Theo đó, mỗi tòa nhà có 5 thành viên đồng tài khoản. Bao gồm 3 thành viên là cư dân của tòa nhà đó, 1 đại diện là trưởng Ban quản trị, 1 đại diện chủ đầu tư.

Với các dự án khác, có thể thêm 1 chủ đại diện sở hữu diện tích khác (thương mại, văn phòng) và một số thành viên ban quản trị khác do hội nghị nhà chung cư quyết định. “Theo quan điểm của chúng tôi, nên đưa chủ đầu tư cùng trở thành thành viên đồng tài khoản” – ông Tuấn góp ý.

Để quản lý quỹ an toàn và hiệu quả, ông Tuấn dẫn chứng từ chính những câu chuyện thực tiễn.

Cụ thể, tại thời điểm mới hình thành cư dân – do chưa hình thành Ban quản trị, lúc này ban đại diện (do cư dân bầu ra) đã hiệp thương với chủ đầu tư việc không được thu số tiền 2% của cư dân cho đến khi nào thành lập được Ban quản trị. Thời điểm thành lập Ban quản trị, có tài khoản ngân hàng, lúc đó chủ đầu tư yêu cầu cư dân nộp số tiền 2% vào tài khoản do Ban quản trị lập. Và cư dân nào nộp số tiền trên mới được chủ đầu tư cấp sổ đỏ.

Tuy nhiên, vị Chủ tịch Công ty TNHH Quản lý Tòa nhà Việt cũng cho rằng đó là về mặt lý thuyết còn thực tế rất khó để thực hiện, bởi một tổ chức Ban quản trị hợp pháp có quyết định công nhận từ cơ quan quản lý Nhà nước còn khó thực hiện, nay với tư cách là ban đại diện thì thực sự vẫn chưa tạo được lòng tin cho cư dân. Bên cạnh đó, với những chủ đầu tư tiềm lực kinh tế không tốt thì điều kiện trên rất khó thuyết phục chủ đầu tư chấp nhận.

Ngoài ra, theo ông Tuấn cũng có nhiều đề xuất khác như giao số tiền trên cho một quỹ nào đó, ví dụ là phường quản lý, Bộ Xây dựng, hoặc thuê đơn vị trung gian,… nhưng nếu có một đơn vị trung gian là tốt nhất.

Tương tự, trước đó ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP-Invest) cũng nêu quan điểm rằng, để đảm bảo số tiền 2% phí bảo trì được sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát, chi tiêu không đúng mục đích thì đồng chủ tài khoản đứng tên trong ngân hàng dứt khoát phải có 1 người của chủ đầu tư và 2 người của Ban quản trị tòa nhà.

Điều này là để phòng trường hợp rủi ro thành viên trong ban quản trị tòa nhà có thể 1 lúc nào đó bán nhà và không ở tòa nhà đó.

Cũng theo ông Hiệp, về lâu dài nên có bộ tiêu chí để cử người vào ban quản trị một cách rõ ràng hơn.

Với đại diện Hiệp hội Bất động sản TP HCM, đơn vị này đề nghị cần có quy định rõ chủ tài khoản của ban quản trị chung cư phải có từ hai người trở lên làm đồng chủ tài khoản để tránh trường hợp lạm quyền, trục lợi. Đề nghị có biện pháp yêu cầu đơn vị quản lý, vận hành chung cư chứng minh năng lực tài chính vì có thể dẫn đến trách nhiệm bồi thường dân sự khi xảy ra các sự cố như cháy lớn, tai nạn xảy ra...


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.