Nhiều thay đổi trong đào tạo ngành du lịch

Trước tình trạng 'khát' nhân lực ngành du lịch có trình độ đại học đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Bộ GD-ĐT đã có chủ trương cho phép các trường áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù các ngành này.
nhieu thay doi trong dao tao nganh du lich Bằng đại học sẽ không phân biệt chính quy và tại chức
nhieu thay doi trong dao tao nganh du lich Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'
nhieu thay doi trong dao tao nganh du lich Học sinh được miễn học phí đến lớp 9, không bỏ thi tốt nghiệp THPT
nhieu thay doi trong dao tao nganh du lich Thêm bằng tiến sĩ nước ngoài đào tạo từ xa không được Bộ GD&ĐT công nhận

Các ngành được áp dụng cơ chế đặc thù về du lịch gồm: du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, cả các mã ngành đào tạo thí điểm trong lĩnh vực du lịch chưa có trong danh mục giáo dục đào tạo cấp 4 hiện hành.

nhieu thay doi trong dao tao nganh du lich
Các ngành liên quan đến du lịch, khách sạn thu hút nhiều sinh viên.

Theo danh mục giáo dục và đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, đây là năm đầu tiên ngành du lịch chính thức có tên và mã ngành riêng. Những trường đã đào tạo ngành này các năm trước dưới tên gọi “mượn tạm” từ ngành khác sẽ có những điều chỉnh phù hợp.

Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết năm 2018 trường sẽ đổi tên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thành du lịch với 3 chuyên ngành: hướng dẫn du lịch, quản trị lữ hành, quản trị nhà hàng - khách sạn - resort. “Bằng tốt nghiệp có tên ngành chính thức là du lịch sẽ thuận lợi hơn cho người học sau khi tốt nghiệp đi làm, đặc biệt là trong quá trình xin cấp thẻ hành nghề của hướng dẫn viên”, ông Hạ nói.

Tương tự, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cũng sẽ “trả” lại tên cho ngành Việt Nam học trong năm tới. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết trước đây dù mang tên Việt Nam học nhưng thực chất trường đào tạo chuyên ngành hướng dẫn du lịch. Dù văn bằng này được Tổng cục Du lịch chấp nhận trong chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên nhưng người học phải sử dụng đồng thời bằng tốt nghiệp và bảng điểm mới thuyết phục. Theo ông Tùng, nay trường sẽ chuyển hướng đào tạo ngành Việt Nam học về lĩnh vực khu vực học thay vì đào tạo du lịch như trước.

Trường ĐH Sài Gòn hiện cũng đào tạo chuyên ngành du lịch trong ngành Việt Nam học. Tuy nhiên trong năm tới, bên cạnh việc duy trì hướng đào tạo này, trường dự kiến mở thêm ngành du lịch đào tạo nhân lực cho TP.HCM.

Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết trường đang khảo sát về nhu cầu người học, nhu cầu sử dụng lao động và số lượng trường đang đào tạo ngành này hiện nay. Trên cơ sở đó, trường sẽ cân nhắc việc nâng cấp chuyên ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (thuộc ngành quản trị kinh doanh) thành ngành du lịch độc lập hoặc triển khai đào tạo liên kết nước ngoài.

Tuyển sinh có “thoáng” ?

Theo văn bản cho phép các trường áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù các ngành về du lịch, Bộ khuyến khích các trường đào tạo văn bằng 2, linh hoạt mở ngành đào tạo, được tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng mở rộng quy mô, chỉ tiêu văn bằng 2 ngành này. Sinh viên đã tốt nghiệp các ngành khác cũng được khuyến khích chuyển sang học văn bằng 2 du lịch với chỉ tiêu và điều kiện tiếp nhận do thủ trưởng đơn vị quy định.

Nắm bắt chủ trương này, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM đang xây dựng Đề án đào tạo nhân lực du lịch giai đoạn 2017 - 2020. Bên cạnh ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang tuyển sinh, trường dự kiến mở thêm 3 ngành mới đào tạo văn bằng 1 hệ chính quy gồm: du lịch, quản trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Đồng thời, trường cũng sẽ tuyển sinh 3 ngành này ở chương trình văn bằng 2 dành cho sinh viên đã tốt nghiệp ĐH các ngành khác.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, các ngành trong đề án này sẽ được mở theo cơ chế riêng thông qua định hướng đào tạo ứng dụng. Chỉ tiêu được xác định trên năng lực thực tế của trường trong việc phối hợp với các doanh nghiệp và đối tác nước ngoài.

Theo đó, các ngành đào tạo chính quy văn bằng 1 vẫn tuyển sinh theo quy định của Bộ, riêng văn bằng 2 trường sẽ đề xuất mở rộng cho người tốt nghiệp ĐH ở tất cả các ngành đào tạo khác. “Theo quy định hiện hành, việc tuyển sinh văn bằng 2 phải qua kỳ thi tuyển. Tuy nhiên với cơ chế đặc thù ngành du lịch, trường có thể sẽ kiểm tra đầu vào hoặc xét duyệt dựa trên hồ sơ cụ thể của thí sinh nộp vào”, ông Tùng cho hay.

Còn tiến sĩ Phạm Tấn Hạ cho biết sẽ tăng chỉ tiêu ngành du lịch trong năm tới. “Đây là một trong các ngành có số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất năm 2017 với tỷ lệ chọi lên tới 1/30, điểm trúng tuyển cũng ở mức rất cao. Việc tuyển sinh ngành này năm tới vẫn sẽ áp dụng theo quy định chung của Bộ”, ông Hạ nói thêm.

nhieu thay doi trong dao tao nganh du lich Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'

Theo các chuyên gia giáo dục, dù Quốc hội đã đồng ý việc lùi thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.