Nhiều tuyến quốc lộ qua Tây Nguyên chưa được bảo trì theo đúng quy định

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản chấn chỉnh việc quản lý, bảo trì các tuyến quốc lộ do các tỉnh Đắk Nông, Kom Tum và Gia Lai quản lý.

Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi kiểm tra hiện trường các tuyến quốc lộ do các địa phương nêu trên được giao quản lý, Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhận thấy, một số đoạn tuyến còn tồn tại chưa đảm bảo như: lề đất chưa được san gạt, rãnh chưa được khơi thông, ổ gà chưa được khắc phục, sơn kẻ đường bị mờ...

Do đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải các địa phương trên chỉ đạo nhà thầu khẩn trương khắc phục, đảm bảo chất lượng mặt đường êm thuận, thoát nước, đảm bảo an toàn giao thông. 

Bên cạnh đó, các đơn vị này phải tăng cường giám sát, đảm bảo chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên, đặc biệt là việc nghiệm thu phải chặt chẽ. 

Cùng đó, kiên quyết giảm trừ tiền các nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên nếu để xảy ra tồn tại, cắt giảm chi phí cho công việc không làm hoặc làm kém để nâng cao trách nhiệm nhà thầu bảo dưỡng thường xuyên.

Liên quan đến việc đảm bảo hành lang an toàn giao thông đường bộ, kiểm soát xe quá tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải tiếp tục thực hiện và đề xuất giải tỏa đất của đường bộ (làm điểm một số đoạn tuyến) nhằm lan tỏa, tuyên truyền vận động người dân, doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành; phối hợp với lực lượng liên quan tăng cường kiểm soát xe quá tải trên địa bàn.

Đối với công trình chuyển tiếp 2020-2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo nhà thầu thi công hoàn thành công trình và giải ngân trong quý II/20201; tăng cường kiểm tra, phát hiện các tồn tại, chỉ đạo tư vấn và nhà thầu khắc phục đảm bảo chất lượng và hoàn thành trách nhiệm bảo hành công trình theo đúng quy định.

Về vấn đề sửa chữa định kỳ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các địa phương trên khẩn trương hoàn thành các thủ tục lựa chọn nhà thầu để sớm thi công các công trình chưa triển khai thi công, đảm bảo chất lượng, tiến độ, giải ngân, tránh nợ đọng vốn đã được bố trí của dự án.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.