Trong vòng 5 năm qua, phí bảo trì đường bộ thu theo đầu phương tiện ô tô là gần 30.000 tỷ đồng chưa tính ngân sách nhưng chỉ đáp ứng gần 45% nhu cầu tối thiểu của công tác bảo trì hệ thống đường bộ. Ảnh: Di Linh |
Mới đây, Quỹ bảo trì đường bộ (BTĐB) Trung ương đã có báo cáo tổng kết và đánh giá 5 năm hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ, từ năm 2013 đến 2017.
Báo cáo cho thấy, trước khi thành lập Quỹ BTĐB, năm 2012 hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài trên 279.925 km, trong đó quốc lộ 16.758 km, đường tỉnh 25.449 km, đường huyện 51.720 km, đường đô thị 17.025 km, đường chuyên dùng 7.837 km và trên 161.136 km đường xã.
Mật độ quốc lộ là 0,053 km/km2, trong đó cao nhất tại đồng bằng Bắc bộ 0,099 km/km2, thấp nhất tại Tây Nguyên 0,0374 km/km2.
"Tình trạng kỹ thuật đường bộ nhiều nơi còn thấp kém, đường hẹp, bán kính đường cong nhỏ, mặt đường chưa bảo đảm cho việc đi lại an toàn, êm thuận; sụt trượt còn xảy ra thường xuyên gây ách tắc giao thông; số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường còn nhiều", báo cáo nêu.
Ngoài ra, trước khi thành lập quỹ, mỗi năm, Tổng cục đường bộ Việt Nam được phân bổ trung bình khoảng 2.000 tỷ đồng cho công tác bảo trì đường quốc lộ và chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu bảo trì tối thiểu.
Quỹ BTĐB cho biết, khi đi vào hoạt động từ năm 2013, ngân sách trung ương và ngân sách các địa phương đã được chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng cho ngân sách các cấp trong việc cân đối cho công tác BTĐB.
Số liệu nguồn thu của Quỹ bảo trì đường bộ qua các năm. |
Nguồn của Quỹ BTĐB được hình thành từ 2 nguồn: Thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện ô tô và ngân sách Nhà nước cấp bổ sung.
Từ năm 2013 đến nay, quỹ thu được 29.497 tỉ đồng trong đó riêng năm 2017 số tiền ước tính thu được sẽ đạt 7.047 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá, nguồn Quỹ chỉ đáp ứng được trung bình gần 45% nhu cầu tối thiểu của công tác bảo trì hệ thống đường bộ.
Liên quan đến nguồn của Quỹ BTĐB, đơn vị này đánh giá rằng "việc vận hành không đồng bộ về chính sách thu phí mô tô, xe máy tại các địa phương, không có chế tài xử phạt nên Chính phủ đã bãi bỏ việc thu phí xe máy, dẫn đến giảm gần 2.500 tỷ đồng so với đề án đã xây dựng, phần nào làm mất tính chủ động và vỡ kế hoạch Qũy BTĐB đã hoạch định trong 5 năm đầu tiên".
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, trong các năm 2013, 2014, 2015 và 2016 Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm toán và thanh tra hoạt động thu, chi của Quỹ và đánh giá Quỹ hoạt động có hiệu quả, đúng quy định hiện hành.
Trạm thu phí Cai Lậy: 'Nói không có tiền thì không di dời được là vô lý' Liên quan đến trạm thu phí Cai Lậy (Tiền Giang), chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng "nói không có tiền ... |