NHNN đề xuất miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí,... qua ATM/POS

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các đơn vị liên quan nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi như: miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, hoàn tiền, tích điểm thưởng,... để khuyến khích và tạo lập thói quen đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí,....

Nhiều lợi ích khi thanh toán điện tử các dịch vụ công 

Các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích, tạo lập thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử để thanh toán các dịch vụ công,... là giải pháp của NHNN đưa ra nhằm cải thiện môi trường trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 theo nghị định của Chính phủ.

NHNN đề xuất miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí,... qua ATM/POS - Ảnh 1.

Thanh toán điện tử. (Ảnh: The Bank).

Cụ thể, NHNN đánh giá cao sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để nghiên cứu, áp dụng chính sách ưu đãi, biện pháp khuyến khích hợp lí như: miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, hoàn tiền, quay số, tích điểm thưởng,... để khuyến khích và tạo lập thói quen đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử để thanh toán các khoản phí, lệ phí, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí,....

Để tạo dựng thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, NHNN đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chất lượng, phù hợp với nhu cầu của các tổ chức, cá nhân với chi phí hợp lí để thanh toán trực tuyến được thuận tiện, nhanh chóng, an toàn.

Đồng thời, NHNN đề xuất các giải pháp về mô hình kết nối phù hợp, hiệu quả giữa các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống một cửa điện tử của các Bộ, ngành, địa phương,... nhằm đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử đối với các dịch vụ công.

Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM nhận định, dịch vụ ngân hàng điện tử trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng nhanh và ấn tượng trong 10 năm qua. Trong 5 năm trở lại đây, số lượng khách hàng than gia dịch vụ Internet Banking tăng qua từng năm, với số lượng giao dịch tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm.

"Đây là dịch vụ ngân hàng điện tử có tốc độ tăng trưởng ấn tượng về lượng khách hàng tham gia sử dụng nhờ sự tiện lợi, tiện ích dịch vụ. Khách hàng có thể giao dịch mọi lúc, mọi nơi và 24/24, trong ngày không kể thời gian không gian", ông Minh nhận định.

Để tiếp tục phát triển thanh toán không tiền mặt, đại diện NHNN chi nhánh TP HCM nhận định, các tổ chức tín dụng cần quan tâm phát triển các giải pháp, gắn kết sử dụng các dịch vụ thẻ, Internet Banking, Mobile Banking để thanh toán trong lĩnh vực công.

Cụ thể, ngoài các lĩnh vực đã thực hiện như y tế, giáo dục, chi trả lương, thù lao, thanh toán chi phí (hành chính, điện nước, điện thoại, Internet, văn phòng phẩm...) thì cần mở rộng và gắn kết vào việc thu phí, lệ phí các dịch vụ công trực tuyến và các dự án xe buýt điện tử, vé tàu điện tử, các giải pháp phát triển đô thị thông minh.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.