Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại

Nhiều chuyên gia cho rằng việc nới lỏng giãn cách xã hội sẽ không thể ngay lập tức làm thay đổi mọi thứ như trước khi dịch Covid-19 lây lan.

Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại - Ảnh 1.

Các con phố vắng vẻ, ít xe cộ đi lại cho thấy nhu cầu về xăng dầu giảm mạnh. (Ảnh: Spencer Platt/Getty Images).

Các chuyên gia nhận định rằng giá dầu chưa thể phục hồi trong điều kiện dự kiến nền kinh tế toàn cầu suy giảm, bất chấp việc OPEC+ và các đồng minh vào tuần trước đã đưa ra quyết định kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thêm 1 tháng. Cung và cầu dầu mỏ đang ở trạng thái thiết lập vị trí cân bằng mới, nhưng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này vẫn chưa đạt được mức như mong muốn ở thời điểm hiện tại.

Mong muốn phục hồi kinh tế của Mỹ, thứ nhanh chóng khiến cho giá dầu thô WTI đạt ngưỡng trên 40 USD/thùng trong tuần đầu tiên của tháng 6, đã đổ bể, do Mỹ quá nôn nóng mở cửa trở lại nền kinh tế và chấp nhận sống chung với virus. Trong khi một số nơi khác trên thế giới vẫn đang thực hiện biện pháp phong tỏa, thì Mỹ đang lo ngại làn sóng bùng dịch thứ hai có thể gây trở ngại việc mở cửa trở lại nền kinh tế này. Và dữ liệu hàng tuần mới cho thấy dầu tồn kho đạt mức kỉ lục trong kho dự trữ của Mỹ.

Thông thường, việc cắt giảm sản lượng dầu đồng nghĩa với giảm lượng hàng tồn kho, cùng với đó, các cửa hàng, nhà máy và doanh nghiệp mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay câu chuyện này lại không suôn sẻ như vậy, thậm chí nó còn vận hành theo hướng trái chiều.

Nhìn một cách tổng quan, Cơ quan Quản lí Thông tin Năng lượng Mỹ đang có cái nhìn bi quan hơn về nhu cầu dầu mỏ trên thế giới. Dự báo mới nhất của cơ quan này cho thấy vào đầu tháng này, cầu về dầu mỏ hầu như vẫn giữ ở mức 4,5 triệu thùng mỗi ngày, tương đương với 4,5%, thấp hơn so với quý 4 năm ngoái.

Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại - Ảnh 2.

(Nguồn: Bloomberg).

Cụ thể hơn, sự phục hồi nhu cầu về dầu mỏ của Mỹ từ mức chạm đáy hồi tháng 4 đang trong thế chậm chạp. Việc vận chuyển tất cả dầu từ kho chứa vẫn chỉ đạt mức trung bình tháng là 20% công suất, so với lượng đạt được vào năm ngoái. Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ dầu, khi một nhóm người quay trở lại với công việc nhưng tránh sử dụng các phương tiện công cộng, đã bị ngưng trệ và tiếp tục giảm khoảng 20% mỗi năm. Nhiên liệu sử dụng cho máy bay vẫn giảm hơn 60%, trong khi nhu cầu về dầu thô chưng cất giảm nhiều hơn.

Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại - Ảnh 3.

(Nguồn: EIA).

Nếu trong tương lai việc phong tỏa mới được thiết lập do ảnh hưởng bởi làn sóng lây lan virus thứ hai, thì rất có khả năng triển vọng phục hồi sẽ bị đảo ngược. Nhìn vào phương diện vận chuyển hàng hóa, mặt hàng dầu mỏ chiếm tới 56% trong lĩnh vực này. 

Còn lĩnh vực hàng không, chắc chắn không thể có mô hình phục hồi hình chữ V, do ngành này bị tác động quá lớn từ đại dịch. Mặc dù, theo dữ liệu được theo dõi bởi FlightRadar24, việc sử dụng các máy bay thương mại trên thế giới đã có sự tăng trưởng đạt 54% so với giữa tháng 4 vừa rồi, nhưng so với hồi đầu tháng 1 thì mức tăng vẫn thấp hơn 60%.

Trong khi một số hãng bay của châu Âu đang bắt đầu hoạt động trở lại, việc mở cửa biên giới hoàn toàn vẫn cần ít nhất vài tuần nữa. Tại Anh, các quy định về kiểm dịch đối với hành khách có thể làm hạn chế công suất sử dụng chỗ ngồi trong khoang máy bay.

Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại - Ảnh 4.

(Nguồn: Flightradar24).

Việc sử dụng xe ô tô cá nhân tăng lên khi mọi người duy trì việc giữ khoảng cách với nhau. Ngay cả khi hạn chế được nới lỏng thì nhiều công ty vẫn chào đón một tỉ lệ nhỏ nhân viên trở lại làm việc, để đảm bảo quy định giữ khoảng cách xã hội, nhiều người vẫn tiếp tục làm việc tại nhà.

Dữ liệu của Tomtom Traffic Index cho thấy sự gia tăng rất nhỏ trong việc sử dụng xe cộ đi lại. Ngay kể cả Trung Quốc, nước ghi nhận lưu lượng xe cộ đi lại đông đúc, giờ cũng ghi nhận sự hạn chế tắc nghẽn kể cả mặt không gian và thời gian.

Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại - Ảnh 5.

(Nguồn: Bloomberg).

Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại - Ảnh 6.

(Nguồn: Bloomberg).

Biểu đồ trên cho thấy những khu vực khác tại châu Á ngoài lãnh thổ Trung Quốc như Nhật Bản và Đài Loan ghi nhận mức giảm tắc nghẽn giao thông không nhiều so với các nơi khác. Các đường phố tại Đài Loan vẫn có lưu lượng giao thông lớn so với năm ngoái, Tokyo chỉ ghi nhận mức giảm tắc nghẽn giao thông khoảng 40%. Trái ngược với các địa điểm trên, đường phố tại các thành phố lớn khác như Kuala Lumpur, Singapore và Manila vẫn vắng vẻ, các phương tiện mới bắt đầu hoạt động trở lại trên đường.

Tại châu Âu, thời gian đi lại cao điểm vào buổi sáng tại hai thành phố London và Milan vẫn thấp hơn mức trung bình khoảng 65% so với một năm trước đó, nhưng vào đầu tháng 4, lưu lượng đi lại đã giảm gần 90%. 

Ở thời điểm hiện tại, châu Âu đã bắt đầu nới lỏng quy định giãn cách xã hội, tuy nhiên nhiều người vẫn mong muốn được làm việc tại nhà, vì vậy việc đi lại vẫn sẽ ở mức thấp. Sự thiếu các cơ sở đỗ xe ở các thành phố châu Âu có lẽ cũng sẽ cản trở sự gia tăng sử dụng xe ô tô đi lại, tương tự như ở Trung Quốc.

Tại Mỹ, các thành phố lớn như New York và San Francisco, việc tắc nghẽn giao thông vào lúc 8 giờ sáng vẫn giảm khoảng 80% so với năm ngoái trong tuần thứ sáu.

Nhu cầu về dầu mỏ chưa thể tăng trở lại - Ảnh 7.

(Nguồn: Bloomberg).

Đối với những ai hi vọng sự phục hồi sẽ diễn ra nhanh chóng, mô hình tăng trưởng chữ V trong nhu cầu về dầu sẽ giúp thúc đẩy giá dầu tăng cao hơn, dữ liệu này không thể thể hiện sự khích lệ trông thấy nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước để trở lại cuộc sống bình thường mới.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.