Những câu hỏi tranh luận đúng - sai đề thi Lịch sử THPT 2017

Một giảng viên dạy Lịch sử đã có những trao đổi xung quanh một số câu hỏi gây tranh luận trong đề thi môn Lịch sử THPT quốc gia năm 2017 vừa qua.
tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung Giáo viên Sử trường chuyên: 0,25 điểm có thể ‘cứu’ cuộc đời một thí sinh
tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung Thầy Trần Trung Hiếu: Khó có thể chấp nhận do 'lỗi kỹ thuật' ở đáp án môn Lịch sử
tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung Bộ GD&ĐT cập nhật đáp án Lịch sử: Giảng viên kiến nghị 'cộng điểm' cho thí sinh
tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung Đáp án Lịch sử THPT 2017: Thêm 2 câu hỏi đang gây tranh luận

Giảng viên dạy Lịch sử lên tiếng

Liên quan đến các thắc mắc của thí sinh và giáo viên dạy Sử phổ thông trên cả nước về một số câu hỏi gây tranh luận trong đề thi môn Lịch sử THPT quốc gia 2017, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một giảng viên dạy Lịch sử tại Hà Nội để giúp độc giả có cái nhìn tổng thể và khách quan hơn về vấn đề này.

tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT tới kiểm tra, động viên các em thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tại một điểm thi. Ảnh tư liệu.

Vị giảng viên cho biết: "Trước hết, tất cả các ý kiến dù đúng hay chưa, với những lập luận khác nhau, thể hiện những quan điểm cá nhân ở nhiều góc độ chứng tỏ rằng môn Lịch sử đang được sự quan tâm rộng rãi của xã hội.

Tuy nhiên, với sự tự do ngôn luận đôi khi 'chín người, mười ý' có thể làm học sinh lo lắng, gây tâm lý hoang mang. Để rộng đường dư luận và giúp học sinh hiểu chính xác các câu hỏi và đáp án trong đề thi của Bộ GD&ĐT, chúng tôi đối chiếu với SGK Lịch sử 12 hiện hành và khẳng định rằng, đáp án trong đề thi của Bộ là chính xác".

Cụ thể như sau:

1. Câu dẫn: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) đều xác định

A. Tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất.

B. Đảng Cộng sản Đông Dương giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.

C. Nhiệm vụ cách mạng là xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.

D. Lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền bao gồm toàn dân tộc.

Đáp án của Bộ: C.

Đây là câu đòi hỏi sự so sánh nội dung hai cương lĩnh, để tìm ra điểm giống và khác nhau. Khi xác định những nhiệm vụ, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: “Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp…” (Lịch sử 12, tr. 88). Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10/1930) xác định “hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc” (tr. 95).

Các phương án còn lại đều không đúng, vì nội dung mỗi phương án chỉ có trong văn kiện này mà không có trong văn kiện kia. Ví dụ như phương án A (tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất) chỉ là nội dung của Luận cương chính trị tháng 10/1930.

2. Câu hỏi: Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?

A. Công nhân và trí thức.

B. Công nhân và tiểu tư sản.

C. Công nhân, nông dân và trí thức.

D. Công nhân và nông dân.

Đáp án: D (tr. 95).

Có ý kiến khẳng định “tầng lớp” là “từ khoá” và đặt câu hỏi vậy "tầng lớp" ở đây là đâu? Cái hay của câu hỏi này chính là ở dấu phẩy (,), mà không dùng chữ “và”.

Nếu dùng chữ “giai cấp và tầng lớp” thì bắt buộc phải có cả giai cấp và tầng lớp. Trong trường hợp này, có thể chỉ có giai cấp, có thể chỉ có tầng lớp, hoặc có cả giai cấp lẫn tầng lớp. Từ khoá của câu này là “động lực”, chứ không phải là “tầng lớp”. Như vậy, đáp án câu này chỉ có thể là D, không thể là bất kỳ đáp án nào khác.

Câu hỏi vận dụng cao đòi hỏi tư duy phân tích

Bên cạnh đó, vị giảng viên cũng nêu ra một số câu hỏi "khó", đòi hỏi tư duy phân tích để phân loại học sinh.

3. Câu dẫn: Bản Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp ngày 6/3/1946 đã:

A. thừa nhận quyền bình đẳng, tự quyết của nhân dân Việt Nam.

B. công nhận sự thống nhất của nước Việt Nam.

C. công nhận nền độc lập của nước Việt Nam.

D. thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

Đáp án: B

Đây là câu vận dụng cao, dành cho học sinh giỏi, đánh giá năng lực tư duy; đòi hỏi phải phân tích nội dung Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. Trong đó nêu: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

Trước đó, Pháp chưa bao giờ công nhận có một nước Việt Nam thống nhất, mà chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, gộp với các xứ Cao Miên và Ai Lao thành Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

Hiệp định sơ bộ công nhận Việt Nam là một quốc gia, tức công nhận sự thống nhất của nước Việt Nam, điều mà trước đó chưa từng có. Các phương án nhiễu đều không có trong nội dung của Hiệp định sơ bộ. Có ý kiến cho rằng: “Không thấy từ nào đề cập đến tính thống nhất của nước Việt Nam”. Nếu đáp án viết: “Công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do…” như SGK thì sẽ đưa câu này trở lại mức nhận biết, không phải là vận dụng cao để phân loại thí sinh giỏi nữa.

Hai câu hỏi có thể "gây nhiễu"

3. Câu hỏi: Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

Đáp án: Chiến tranh đặc biệt.

Câu hỏi xuất phát từ nội dung cụ thể của SGK dành cho học sinh THPT: “Cuối năm 1964 - đầu năm 1965, đồng thời với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam, Mỹ mở rộng chiến tranh bằng hải quân và không quân phá hoại miền Bắc”. “Ngày 5/8/1964, sau khi dựng dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc….”. (Sự kiện này chưa được coi là “chính thức”).

tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung
Thí sinh ra về với tâm trạng thoải mái sau khi hoàn thành bài thi môn KHXH sáng 24/6. Ảnh: Đình Tuệ.

“Ngày 7/2/1965, Mỹ cho máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc, chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất)” (tr. 78), có ý nghĩa thật sự bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại, chứ không phải là thăm dò nữa. Tuy nhiên, không gian đánh lúc đầu là từ Vĩnh Linh lan dần đến Nghệ An.

Từ dùng “chính thức” gắn với một thời điểm cụ thể ngày 7/2/1965, nhằm phân biệt với sự kiện ngày 5/8/1964, mang ý nghĩa bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại.

Tháng 2/1965 là lúc Mỹ đang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam, cụ thể là thực hiện kế hoạch Giôn xơn - Mác Namara nhằm “bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964-1965)” (trang 171). Đây cũng là lúc quân dân miền Nam đang đẩy mạnh hoạt động trong Đông - Xuân 1964-1965 (tr. 172) và làm thất bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ.

Khi tiến hành "Chiến tranh cục bộ" (từ giữa năm 1965), Mỹ tiếp tục “mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc” (tr. 173), tức là chiến tranh phá hoại đã chính thức tiến hành trước đó, nay được mở rộng hơn về không gian trên toàn miền Bắc (chứ không giới hạn ở Liên khu IV), được coi như một biện pháp phục vụ "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, chứ không phải đến "Chiến tranh cục bộ" Mỹ mới chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Như vậy, ngày 7/2/1965, Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam.

4. Câu hỏi: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, ở Việt Nam tổ chức nào ra đời sớm nhất?

Đáp án: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

SGK Lịch sử 12 khẳng định trong những năm 1925-1930, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một trong những tổ chức cách mạng xuất hiện sớm nhất "trên đất nước ta" (tr. 83).

tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung
Câu hỏi số 5 mã đề 304 môn Lịch sử.

Trước khi sáng lập Hội, từ đầu năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Phần lớn những thanh niên được đào tạo qua các lớp học này đã “bí mật trở về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân” (tr. 83). Đến khi Hội được thành lập (6/1925), họ trở thành hội viên ở trong nước và tiếp tục hoạt động xây dựng nên hệ thống tổ chức của Hội.

“Hội đã xây dựng tổ chức cơ sở của mình ở hầu khắp cả nước. Các kỳ bộ Trung Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ của Hội lần lượt ra đời vào năm 1927”. Năm 1928 Hội có gần 300 hội viên; đến năm 1929, có khoảng 1.700 hội viên” (trang 84).

Như vậy, ở Việt Nam có tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời và hoạt động sớm nhất, ở cả trong và ngoài nước, chủ yếu là ở trong nước với phong trào “vô sản hoá” để từ đó có những tổ chức cộng sản ra đời vào nửa sau năm 1929.

Sau khoảng nửa năm chuẩn bị, đào tạo và đưa cán bộ về nước hoạt động, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Hội ra đời với một hệ thống tổ chức ở khắp nơi trong nước và một số nơi ở nước ngoài. Trụ sở của Tổng bộ đóng ở Quảng Châu. Đó không phải là một nhóm những người yêu nước, trú tại một địa điểm cụ thể mà là một tổ chức có hệ thống từ cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ đến cơ sở.

Các em thí sinh có thể tham khảo và hoàn toàn yên tâm về đáp án mà Bộ đưa ra. Hy vọng Bộ GD&ĐT sẽ có thêm cơ sở để chỉ đạo tốt hơn những kỳ thi về sau.

tranh luan ve thi lich su thpt 2017 giang vien day su khang dinh bo dung Giáo viên Sử trường chuyên: 0,25 điểm có thể ‘cứu’ cuộc đời một thí sinh

“Chỉ khi đứng giữa ranh giới trượt – đỗ, chúng ta mới thấy 0,25 điểm quý giá với các em thí sinh như thế nào. ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.