Những chiếc xe cũ bán tiền tỷ: Đại gia lắc đầu, dân buôn ngao ngán

Ngày càng nhiều xe cũ cao cấp của những thương hiệu xe nổi tiếng được rao bán ồ ạt. Tuy nhiên, do giá cao, lịch sử xe nhiều nghi vấn và đặc biệt rủi ro sửa chữa lớn nên người có tiền không muốn mua, người muốn mua lại không thích trả tiền tỷ chỉ để sở hữu một chiếc xe cũ.

​​​​​​

Còn đẹp long lanh vẫn bán chật vật

Hiện nay, tại Hà Nội vẫn còn khá nhiều đại lý bán xe sang cũ, xe cao cấp phân khúc C hoặc D đã qua sử dụng. Mức giá thấp nhất cho xe cũ đời 2010 đến nay là khoảng 500 triệu đồng, trung bình giá từ 1 tỷ đồng trở lên, còn cao hơn thì có thể lên đến 7 tỷ hoặc 10 tỷ đồng.

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan

Hiện phân khúc xe cao cấp được bán nhiều nhất Việt Nam là Audi, BMW, Lexus và Mercedes... Các dòng A từ A1 đến A6 của Audi đời 2006 đến 2013 có giá bán từ 500 đến gần 900 triệu đồng; các bản A5 đến A7 hay bản Q của Audi giá bán 1 tỷ đồng, cao nhất 2 - 3 tỷ đồng/chiếc.

Các dòng xe của Lexus loại cũ bán ra có giá cao nhất trong các dòng xe hiện nay. Loại xe Lexus đời 2006 như ES 350, GS 300, LS 460... giá thấp nhất gần 800 triệu đồng. Giá cao thuộc về các dòng như LX570 hoặc GX460 các đời 2010, mới hơn là đời 2015, 2016 có giá bán 4 đến hơn 7,5 tỷ đồng, chỉ chênh khoảng 1 - 2 tỷ đồng so với xe mới cùng đời.

Phổ biến nhất của dòng xe cao cấp, phân khúc C và D ở thị trường xe cũ là Mercedes và BMW. Các loại xe Mercedes tuổi đời từ năm 2008 đến nay, giá rẻ nhất cũng khoảng trên 420 triệu, trong khi đó những chiếc xe sang trọng thuộc mẫu S hoặc dòng S class E 300 hoặc 400 có giá bán thấp nhất cũng phải trên 1 tỷ đồng.

Tại các website mua bán uy tín về xe cũ, danh sách các dòng xe cao cấp mẫu S class S hoặc E được rao bán lên đến hơn 400 chiếc, bao gồm xe của đại lý bán xe, xe do cá nhân ký gửi bán hộ hoặc xe do cá nhân tự bán ra thị trường.

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan

Điểm chung của các dòng xe cao cấp chính là ngoại và nội thất rất đẹp, chất lượng sơn bóng bẩy và không có dấu vết trầy, xước. Tuy nhiên, số km đi được khá lớn, cộng với giá linh kiện thay thế khiến các xe này khó khăn khi bán.

Nhiều đại lý xe cho biết, các xe cao cấp qua sử dụng trước kia thường được nhập theo diện xe chạy lướt nhưng hiện xe dạng này không còn.

Ông Ngân, chủ kinh doanh xe hơi cũ tại Dương Đình Nghệ cho hay: "Đối với người nhiều tiền săn dòng xe sang cũ phải là các dòng xe chạy lướt trốn thuế và phí khoảng 1 tỷ đồng họ mới mua. Trong khi đó, chiếc xe được gọi là xe cũ thực chất là xe chạy lướt. Hiện, xe chạy lướt khó về nên nhu cầu mua xe dạng này cũng ít đi thấy rõ. Nếu ôm những chiếc xe cao cấp, xác định đánh liều với thị trường và gánh lãi suất ngân hàng cao".

Nỗi ám ảnh và sự sợ hãi xe sang đời cũ

Trên thực tế, ở Hà Nội, để tìm các đại lý chỉ chuyên bán các dòng xe cũ cao cấp là khá khó, thậm chí đến cả phố xe cũ như Nguyễn Văn Cừ, nơi nhiều "đại gia" phất lên từ kinh doanh xe cũ cũng chỉ tìm thấy một vài gara bán "điểm xuyến" các dòng xe cũ cao cấp.

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan

Việc trưng bày các xe cũ dòng cao cấp tại đại lý phần lớn do được ký gửi bởi các doanh nghiệp có "số má" trong làng kinh doanh xe nhập, không thì là xe của các đại lý, chủ showroom, còn lại phần đông là các xe do cá nhân người bán ký gửi.

Ông Phan Văn Nam, chủ chiếc Land Cruise đời 2009 rao bán cho biết: Mỗi chiếc xe ký gửi, nếu bán được giá sẽ ăn chia theo % từ 3- 5% giá bán. Cách thứ 2 là người bán xe thuê chỗ bán xe tại đại lý theo tháng. Cách thứ 3 là chịu phí để rao bán trên các website uy tín...

"Bán xe cao cấp giá rẻ hơn quá nhiều so với mặt bằng thì cũng khiến người mua nghi ngờ, mình lại mất tiền. Còn nếu bán với giá bằng thị trường nếu may gặp khách mới bán được. Thường khi khách quá cần tiền phải bán xe, chỉ còn cách bán phá giá với đại lý, sau đó đại lý bán lại, lúc đó sẽ không còn tính được giá đắt hoặc rẻ nữa", ông Nam nói.

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan

Hiện đa số xe cao cấp qua sử dụng chất lượng vẫn tốt, thậm chí nếu những xe bị chủ "loại" vì không hợp mốt sau vài năm thì xe vẫn còn tốt. Điều quan trọng chính là nhiều người đang lo ngại phải sửa chữa, thay thế linh phụ kiện khi xe hỏng.

Theo nhiều chủ kinh doanh, nguyên nhân linh kiện đắt đỏ, thay thế phải chờ đợi chủ yếu là do hãng mặc định thương hiệu đắt nên linh kiện đắt.

Ngoài ra, theo nhiều người, ở Việt Nam giá linh kiện đắt cũng vì nhiều dòng xe cũ nhập lướt nhập ít hoặc không nhập thiết bị, linh kiện. Nếu khách có nhu cầu, đại lý mới nhập về nên chi phí khá đắt.

Hiện nay, cũng có một số dòng xe cao cấp bán đời cũ sản xuất ở Việt Nam như Mercedes, theo nguyên lý sản xuất, doanh nghiệp này sẽ sản xuất bổ sung linh kiện và tích trữ số năm quy định. Tuy nhiên, do thương hiệu sang nên giá linh kiện vẫn "chát" so với phần còn lại của thị trường.

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan Ô tô vào gara bị lừa hàng đểu: Khách lơ ngơ thành 'con gà' bị luộc

Lượng ô tô tăng lên kéo theo nhu cầu lớn về linh kiện, phụ tùng thay thế và hàng giả, hàng nhái có cơ hội ...

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan Ô tô cũ tăng giá trăm triệu: Lạ lùng, dân buôn xe vẫn lỗ nặng

Thị trường ô tô cũ đang trong tình trạng vừa khan hiếm nguồn cung lại vừa vắng khách, đẩy giới kinh doanh vào tình thế ...

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan Xe sedan cũ 'sang chảnh' một thời được bán giá 300 triệu đồng

Nhiều chiếc xe sedan cũ kiểu dáng bắt mắt và bền bỉ theo năm tháng như Toyota Camry, Ford Mondeo, Mazda 6… đang được rao ...

nhung chiec xe cu ban tien ty dai gia lac dau dan buon ngao ngan 'Vua bán tải' cũ đẹp long lanh giá 300 triệu đồng vẫn... ế sưng

Mặc dù dòng xe bán tải mới rất hút khách và luôn nhận được nhiều đơn đặt hàng song ở thị trường xe bán tải ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.