Quy trình gây tê tủy sống khi sinh mổ khiến chị em nhìn là muốn… đẻ thường | |
Nên chọn gây tê tủy sống hay gây mê nội khí quản khi sinh mổ? |
Viêm não Nhật Bản thường xảy ra trên khắp khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, chủ yếu được phát hiện ra bệnh ở trẻ vùng nông thôn. Từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, khi muỗi sinh sản nhiều cũng là lúc dịch viêm não Nhật Bản bùng phát ở Việt Nam. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, dịch thường bùng phát vào giữa tháng 5 và tháng 9. Tại Thái Lan, Campuchia thường bùng phát dịch bệnh vào giữa tháng 3 và tháng 10. Ở Nepal và Bắc Ấn Độ, bệnh phổ biến giữa tháng 9 và tháng 12. Tại Malaysia, Indonesia và Philippines, bệnh xuất hiện quanh năm do những cơn mưa liên miên suốt cả năm.
Viêm não Nhật Bản thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Bệnh được đánh giá là rất nguy hiểm, diễn tiến nhanh, trẻ thường sốt, co giật và nhanh chóng rơi vào hôn mê, tỉ lệ tử vong cao.
(Ảnh vtv) |
Nhiều cha mẹ bất lực nhìn con bị đe dọa tính mạng vì bị viêm não Nhật Bản
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) mới đây đã thông báo về tình trạng bệnh nhi nhập viện vì viêm não Nhật Bản tăng đột biến đến mức quá tải. Nhiều giường bệnh phải cho 2 – 3 bé nằm chung, thậm chí phải chuyển bớt bệnh nhi sang khoa khác vì không còn chỗ.
Có khá nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, một phần vì nhiều cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến chương trình Tiêm chủng mở rộng nên bỏ qua mũi tiêm quan trọng, nhưng cũng có nhiều cha mẹ sợ trẻ bị biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khi tiêm vaccine khiến việc tiêm phòng cho con trở nên do dự.
Do dự, trì hoãn tiên vaccine cũng có thể khiến con rơi vào nguy kịch. (Ảnh Afamily) |
Triệu chứng và hậu quả của bệnh viêm não Nhật Bản
Sau khi ủ bệnh khoảng 5 – 7 ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như viêm mũi, viêm họng, ho kèm sốt cao từ 39 – 40 độ C, đi ngoài phân lỏng, buồn nôn và nôn. Khi bị nặng một chút, trẻ thường bị cứng gáy, lú lẫn, mất ý thức. Bệnh toàn phát cũng là lúc trẻ bị hôn mê, co giật, cử động bất thường.
Bệnh sẽ được chữa trị kịp thời nhưng có khoảng 30 – 50% trường hợp sống sót để lại nhiều di chứng như bại liệt, liệt chi, động kinh, rối loạn phối hợp vận động. Có trẻ phải sống đời sống thực vật, bị bội nhiễm phổi và tử vong, có trẻ chậm phát triển trí tuệ, khả năng hòa nhập cộng đồng kém. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh này có thể lên đến 30%.
Bệnh xuất hiện từ gia súc, gia cầm và lây lan qua muỗi. (Ảnh Pinterest) |
Triệu chứng tiến triển khá nhanh và nguy hiểm. (Ảnh Pinterest) |
Có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine
Nhiều cha mẹ khá băn khoăn không biết nên tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho con hay không khi nghe đến một vài trường hợp biến chứng do tiêm loại vaccine này. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế, nhờ triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng mũi Viêm não Nhật Bản từ năm 1997 ghi nhận số ca mắc và chết do bệnh này đã giảm đi rất nhiều.
Cha mẹ nên đưa con đi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản. (Ảnh Pinterest) |
Chích ngừa đủ 3 mũi và 1 mũi nhắc lại. (Ảnh Pinterest) |
Bên cạnh việc phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ, chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên cho con ngủ màn, tránh cho trẻ chơi gần gia súc, cha mẹ có thể đưa con đi tiêm ngừa vaccine. Trẻ cần tiêm 3 mũi, 1 mũi lúc 12 tháng tuổi, mũi 2 sau mũi 1 từ 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 một năm. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt 80%, tiêm đủ 3 mũi có thể đạt 90 – 95% trong vòng 3 năm. Trẻ cần tiêm mũi nhắc lại sau 5 năm.
Sau khi tiêm có thể xuất hiện các phản ứng nhẹ như sưng đỏ tại chỗ, đau, sốt, nhức đầu. Các dấu hiệu có thể sẽ tự hết sau vài ngày. Các phản ứng phụ hoặc biến chứng rất hiếm gặp. Những trường hợp hoãn tiêm vaccine đều cần có sự tư vấn của bác sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Cháu bé 4 tháng tuổi tử vong sau tiêm vaccine
Cháu bé tử vong sau tiêm vaccine tên là Nguyễn Thị Thảo H., 4 tháng tuổi, ở xã San Thàng, thành phố Lai Châu. |
Vẫn đủ vaccine sau sự cố cháy kho Viện Pasteur
Vụ cháy đã thiêu rụi kho chứa vaccine trong chương trình Tiêm chủng mở rộng của Viện Pasteur TP.HCM. |